Cần sa hay hay gai dầu là loại cây thường được sử dụng như một loại chất ma tuý. Tuy nhiên, nó cũng được ứng dụng để trị một số bệnh trong y học hiện nay.
- Cây cần sa có chứa hàng trăm hóa chất nhưng hai thành phần chủ đạo trong loại cây này là: THC (delta tetrahydrocannabinol) và CBD (cannabidiol) là các chất kích thích có tác dụng giảm đau hay đúng hơn, chúng làm cho cơn đau dễ chịu hơn. Một số người phản ứng tốt với cần sa thường sử dụng nó để giảm các cơn đau mãn tính.
- Cần sa có thể điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 3-4 giờ. Ngoài ra nó còn gây tác dụng phụ như: Làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng.
- Các hoạt chất có trong cây cần sa (gọi chung là cannabinoid) có thể làm giảm triệu chứng sưng viêm trong bệnh Alzheimer, từ đó làm chậm sự suy thoái của hệ thần kinh.
- Cần sa cũng giúp giảm đau, buồn nôn do hoá trị ở người bị ung thư và sụt cân do HIV - AIDS.
- Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Harvard (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và phát hiện chất THC không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của khối u mà còn ngăn chặn di căn. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi tiêm một liều chuẩn THC vào chuột được cấy tế bào ung thư phổi, sau 3 tuần điều trị, khối u đã giảm đi một nửa so với nhóm đối chứng.
- Ngoài công dụng trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên.
Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy, tuy nhiên cần sa khi được sử dụng trong y tế thường không để nguyên cây mà chỉ dùng các chiết xuất của nó, đồng thời liều lượng sử dụng cũng được các bác sĩ quy định và giám sát chặt chẽ.