Việt Nam có hai loài là cu li lớn Nycticebus coucang và cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus được phân bố ở các cánh rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh. Loài động vật này thường kiếm ăn vào ban đêm với thức ăn chủ yếu là các loại côn trùng, bọ cánh cứng, nhựa cây đóng cục.
Do vẻ ngoài hiền lành, gần đây một số người Việt Nam đã bắt đầu cu li như nuôi thú cưng trong nhà, tuy nhiên điều đó có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cu li là những loài có mắt to lồi, tai nhỏ và gần như bị lông rậm che khuất. Đuôi của chúng chỉ là mẩu cụt. Các độc tố tiết ra từ tuyến cánh tay của chúng, Nọc độc này được kích hoạt bằng cách kết hợp mồ hôi từ cánh tay với nước bọt, có tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng và để phòng vệ chống lại kẻ thù.Chất độc có thể gây phù nề, nôn mửa, mất vài tuần để chữa lành ở người và để lại sẹo. Trong những trường hợp cực đoan, đối với một số người mẫn cảm với nọc độc này, vết cắn có thể bị sốc phản vệ, đôi khi dẫn đến cái chết.
Cu li đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng, nhất là cu li lớn vì bị săn bắt làm thuốc. Tại Việt Nam, cu li lớn được xếp vào danh mục các loài thực vật, động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại nhưng một số người vẫn nuôi loài này. Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động này theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết.