Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại nấm thần kỳ có khả năng phát tán hàng triệu bào tử vào không khí nhằm tạo thành những đám mây và gây ra những cơn mưa phía trên chúng.
Loại nấm thần kỳ này có hàng triệu bào tử nấm nổi trên mũ mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đồng thời, các bào từ này khi phát tán ra xung quanh sẽ tạo thành những đám mây phía trên những cây nấm và có thể gây ra mưa. Khi mưa rơi xuống, các bào tử nấm lại được phát tán ra khí quyển nhiều hơn và tiếp tục tạo mưa. Cứ như vậy, vòng tuần hoàn của việc tạo mưa và phát tán bào tử sẽ được lặp đi lặp lại.
Theo các nhà khoa học thì việc phát tán các bào tử vào trong không khí không phải là phương thức sinh sản của loại nấm thần kỳ này mà đây chỉ là cách để chúng tạo ra và duy trì môi trường ẩm ướt nhằm sinh trưởng, phát triển mạnh hơn. Một số sinh vật phát triển trong môi trường ẩm ướt cũng thường sinh trưởng bên cạnh những cây nấm này.
Mỗi một cây nấm như vậy có thể phát tán vào không khí khoảng 30.000 bào từ mỗi giây. Các nhà khoa học phát hiện ra khi độ ẩm tương đối đạt ngưỡng 100% như trong các đám mây bão hòa thì nước sẽ ngưng tụ thành các giọt lớn đủ để tạo ra mưa. Tuy nhiên nếu độ ẩm xuống dưới 100% thì nước sẽ bốc hơi khỏi các bào tử. Do đó, việc nấm sản xuất ra các bào tử có thể có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành các hạt mưa ở khu vực chúng sinh sống.
Ngoài loại nấm thần kỳ này, trước đó các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài vi khuẩn cũng có khả năng tạo mưa.