Hàng nghìn năm trôi qua, kim tự tháp Ai Cập vẫn ẩn chứa những bí ẩn làm đau đầu vô số nhà khoa học. Và 8 điều dưới đây nằm trong những khám phá ít ỏi về công trình kiến trúc này.
1. Lời nguyền Pharaon
Lời nguyền Pharaon là một trong những bí ẩn lớn nhất về kim tự tháp Ai Cập. Nó nổi tiếng đến nỗi người ta đã dùng câu nói này để đặt tên cho các bộ phim, tác phẩm văn học hay các nghiên cứu liên quan đến kim tự tháp Ai Cập. Chính nhờ sự quảng cáo của điện ảnh hay các cuốn tiểu thuyết đã khiến cho nhiều người tin rằng lời nguyền này là có thật. Lời nguyền nói lên rằng những ai mở hầm mộ của Pharaon Tutankhamun sẽ bị liên luỵ đến tính mạng. Điều này đã từng xảy ra với Lord Carnarvon và những thành viên trong đoàn thám hiểm của ông. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 8/58 trường hợp phát hiện ra hầm mộ tử vòng trong vài chục năm trở lại đây. Đặc biệt, Howard Carter, người chủ chốt khám phá lăng mộ, “nhân vật chính” của “lời nguyền” đã sống tới 16 năm sau khi tham gia thám hiểm và mở hầm mộ. Thực tế, điều này cho thấy lời nguyền của Pharaon thực chất có lẽ lại là một sản phẩm của trí tưởng tượng.
2. Những nô lệ Israel
Nhiều lời đồn đại cho rằng các Pharaon đã sử dụng những nô lệ Israel cho việc xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên mới đây các nhà nghiên cứu đã phủ nhận điều này. Trong sử sách không hề có bằng chứng cho thấy việc người Ai Cập cổ đại bắt những người dân tộc khác làm nô lệ và cũng không hề có bằng chứng nào cho thấy có nguời Hebrews (người Israel) sinh sống ở Ai Cập. Ngoài ra, việc chạy trốn của hàng triệu người sẽ khiến cho nền kinh tế Ai Cập suy sụp nhưng thực sự Ai Cập cổ đại lại có một nền kinh tế phát triển đến đỉnh cao.
3. Tháp Ai Cập do nô lệ xây
Đây cũng là một giả thiết nữa xuất hiện do sự quảng bá của điện ảnh và văn học. Tuy nhiên, nhà sử học Hy Lạp Herodotus đã công bố một báo cáo về khảo cổ. Theo báo cáo này, các nhà thám hiểm đã tìm thấy nhiều hầm mộ của những người công nhân dựng tháp được mai táng cạnh kim tự tháp Giza. Nếu thông tin này là đúng thì những người xây dựng là những người được nhà vua ưu ái và cho xây dựng mộ cạnh kim tự tháp. Xương động vật và thức ăn được tìm thấy trong các hầm mộ cũng cho thấy những người xây dựng là nhóm người có tay nghề cao, kinh nghiệm cao, thuộc nhóm “làng nghề” của Ai Cập.
4. Các Pharaon giết người hầu để chôn theo
Thực chất chỉ có 2 Pharaon của triều đại thứ nhất là làm việc này. Các Pharaon đời sau còn cho rằng để cho những người hầu sống thì có lợi hơn là bắt họ chết và chỉ chôn theo các hình nhân.
5. Trang trí bên trong kim tự tháp
Trái ngược với những gì chúng ta thường thấy qua phim ảnh, một số hầm mộ tại Đại kim tự tháp Giza lại có bài trí rất đơn giản. Các cột đá ở đây đa phần được sơn màu đỏ hoặc trắng và hầu như không có trang trí. Ở Đại kim tự tháp Giza cũng chưa tìm thấy bất kỳ ký hiệu hay chữ tượng hình nào. Ngoài ra, vật liệu dạng xi măng và đá được xem là chất liệu chính cho nội thất bên trong các hầm mộ này.
6. Chữ tượng hình
Chữ tượng hình (Hieroglyphs) của người Ai Cập chứa đựng rất nhiều bí ẩn, nhiều giả thiết cho rằng người Ai Cập cổ chính là những người phát minh ra thứ ngôn ngữ nói trên. Người ta cho rằng đây là những ký tự của lời nguyền, mang tính tín ngưỡng. Tuy nhiên, vào năm 1798, sau khi phát hiện ra hòn đá Rosatta Stone các nhà khoa học đã giải mã được một phần ngôn ngữ tượng hình này. Theo đó, họ nhận ra đây chỉ là những hình minh hoạ chứ không phải là một chữ cái hoàn chỉnh.
7. Thuyền mặt trời
Còn được gọi là con tàu Khufu, thuyền mặt trời được phát hiện ở dưới chân Đại kim tự tháp Giza. Trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại, thần Mặt trời Ra thường đi qua bầu trời vào ban ngày và đi xuống suối vàng vào ban đêm trên một chiếc thuyền. Hành trình hàng ngày của thần Ra đại diện cho chu kỳ tái tạo sự sống. Bằng việc chôn thuyền Abydos gần lăng mộ, các pharaoh hy vọng họ có thể được luân hồi tái sinh ở thế giới bên kia.
8. Các “đồng minh” ngoài Trái Đất
Đây là một giả thiết đang cần thời gian để kiểm chứng. Vì đứng trên bình diện khoa học, đặc biệt là lĩnh vực toán học thì Đại Kim tự tháp Giza vẫn là kiến trúc có kết cấu vượt quá khả năng của các nhà toán học, thiên văn học lẫn giới kỹ thuật hiện đại dù nó đã ra đời cách đây trên dưới 4.000 năm. Thậm chí đến cuối thế kỷ thứ 13, vẫn chưa có kiến trúc nào sánh nổi với nó về chiều cao. Và tất cả những giả thiết nói trên chỉ có thể sáng tỏ một khi các ký tự, hình ảnh liên quan có trên tháp, hầm mộ được giải mã một cách đầy đủ