Hệ thống biển báo hiệu giao thông của nước ta có vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo trật tự, giữ gìn sự an toàn cho mọi người khi tham gia lưu thông trên các tuyến đường. Người ta phân biệt biển báo giao thông dựa trên 05 loại chính: cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh, chỉ dẫn và biển phụ. Hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa sử dụng của từng loại biển sẽ giúp bạn tuân thủ đúng quy định an toàn giao thông. Nếu bạn đang có nhu cầu mua và lắp đặt biển báo giao thông nguy hiểm, hãy tham khảo những thông tin chúng tôi chia sẻ ở bài viết này.
Mục lục bài viết
Các mẫu biển báo giao thông nguy hiểm phổ biến
Biển báo giao thông nguy hiểm có đặc điểm nhận diện là hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen. Mục đích chính của biển báo giao thông hình tam giác là cảnh báo cho người điều khiển phương tiện nhận biết được những nguy hiểm sắp xảy ra trên đoạn đường phía trước để biết cách phòng tránh. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 47 kiểu, được đánh số từ 201 đến 247. Mỗi kiểu có thể bao gồm một hoặc vài biển có ý nghĩa tương tự. Chúng ta có thể kể ra chi tiết tên và ý nghĩa của từng loại, bao gồm:
- Biển số 201a "Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái": sắp đến chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái.
- Biển số 201b "Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải": sắp đến chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.
- Biển số 202a "Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm vòng liên tiếp": báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm vòng liên tiếp, trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái.
- Biển số 202b "Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm vòng liên tiếp": báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm vòng liên tiếp, trong đó chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên phải.
- Biển số 203a "Đường bị hẹp cả hai bên": báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên.
- Biển số 203b "Đường bị hẹp về phía trái": báo trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía trái.
- Biển số 203c "Đường bị hẹp về phía phải": báo trước sắp đến đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía phải.
- Biển số 204 "Đường hai chiều": báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung.
- Biển số 205a "Đường giao nhau cùng cấp": báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng.
- Biển số 205b "Đường giao nhau cùng cấp": báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng.
- Biển số 205c "Đường giao nhau cùng cấp": báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng.
- Biển số 205d "Đường giao nhau cùng cấp": báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng.
- Biển số 205e "Đường giao nhau cùng cấp": báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng.
- Biển số 206 "Giao nhau chạy theo vòng xuyến": báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên.
- Biển số 207a "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207b "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207c "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207d "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207e - "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207f "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207g "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207h "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207i "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 207k "Giao nhau với đường không ưu tiên": sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
- Biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên": báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.
- Biển số 209 "Giao nhau có đèn tín hiệu": báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người lái xe khó quan sát để kịp thời xử lý.
- Biển số 210 "Giao nhau với đường sắt có rào chắn": sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.
- Biển số 211a "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn": báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.
- Biển số 211b "Giao nhau với đường tàu điện": nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện.
- Biển số 212 "Cầu hẹp": sắp đến cầu hẹp là cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,5m.
- Biển số 214 "Cầu tạm": sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại.
- Biển số 214 "Cầu quay - cầu đất": báo phía trước gặp cầu xoay, cầu cất là loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ bằng cách quay hoặc nâng nhịp thông thuyền để cho tàu thuyền qua lại.
- Biển số 215 "Kè, vực sâu phía trước": báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu, hoặc sông suối đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông su ối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm).
- Biển số 216 "Đường ngầm": báo trước những vị trí có đường ngầm (đường tràn) phải đặt biển số 216 "Đường ngầm".
- Biển số 217 "Bến phà": báo trước sắp đến bến phà.
- Biển số 218 "Cửa chui": để báo trước sắp đến đường có cổng chắn ngang, kiểu cổng như đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm v.v....
- Biển số 219 "Dốc xuống nguy hiểm": báo trước sắp tới đoạn đường xuống dốc nguy hiểm.
- Biển số 220 "Dốc lên nguy hiểm": báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm.
Và còn rất nhiều biển báo giao thông nguy hiểm khác, bạn có thể bắt gặp trên đường khi tham gia giao thông. Bạn hãy nắm rõ từng mục đích, ý nghĩa sử dụng của chúng để điều khiển phương tiện chấp hành đúng nội quy an toàn giao thông đường bộ.
Biển báo giao thông nguy hiểm giá bao nhiêu tiền?
Ngoài việc hiểu rõ ý nghĩa của từng loại biển báo, mua được sản phẩm đảm bảo chất lượng khi có nhu cầu sử dụng thì giá cả cũng là yếu tố được rất nhiều người quan tâm. Do hiện nay số nhà cung cấp biển báo giao thông hình tam giác hoạt động trên thị trường rất lớn nên mức giá ở mỗi nơi có sự chênh lệch. Sở dĩ có sự chênh lệch đó vì mức giá còn phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- Nhà cung cấp: Tùy theo chiến lược kinh doanh, nguồn hàng, phí nhân công, mặt bằng,...mà mỗi nhà cung cấp sẽ có những mức giá khác nhau.
- Chất liệu sản phẩm: Biển báo giao thông có thể được làm bằng nhôm, sắt,...bề mặt được sơn phản quang hay dán màng phản quang. Điều này dẫn tới việc có sự chênh lệch về giá cả.
- Kích thước sản phẩm: Tùy theo kích thước sản phẩm mà mức giá có sự khác nhau.
Ngoài những điều kể trên thì biển báo giao thông còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Hiện nay, giá bán biển báo giao thông hình tam giác giao động khoảng 200,000 - 350,000 đồng/sản phẩm.
Trên đây là những thông tin về sản phẩm biển báo giao thông nguy hiểm mà đội ngũ biên tập Vnnews360 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ biết cách tìm được nhà cung cấp sản phẩm uy tín, giá cả phải chăng. Để không mất nhiều thời gian tìm kiếm và lựa chọn, bạn tham khảo thêm: Danh sách địa chỉ chuyên bán và lắp đặt biển báo giao thông nguy hiểm đáng tin cậy. Xin cảm ơn!