Cách nhận biết và phòng tránh khi có sóng thần

Sóng thần là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm đã từng xuất hiện không ít lần ở một số các quốc gia như: Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan,….Khi xuất hiện, sóng thần thường đi kèm với động đất, gió lốc và để lại những hậu quả kinh hoàng. Trong lịch sử đã từng có những cơn sóng thần cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, cuốn trôi nhà cửa phá vỡ nhiều công trình xây dựng cũng như các cơ sở hạ tầng khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế. Tuy nhiên nếu có kiến thức về cách nhận biết và phòng ngừa khi có sóng thần, các quốc gia có thể hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai này để lại.
 

Cách nhận biết và phòng tránh khi có sóng thần
 

Cách nhận biết sắp có sóng thần

Không giống như những cơn bão, sóng thần chỉ cần vài phút đến vài tiếng để hình thành và đổ bộ vào đất liền. Thêm vào đó, những cơn sóng thần khi đổ bộ vào đất liền có thể cao đến vài chục mét nhưng thực tế khi ở giữa đại dương chúng chỉ cao chưa đến 1 mét. Chính vì vậy những người đánh bắt ngoài khơi cũng như vui chơi ở gần bờ biển thường rất khó nhận biết có sóng thần. Tuy nhiên sự xuất hiện của sóng thần luôn có những dấu hiệu báo trước. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết sóng thần:

Cảm thấy có hiện tượng động đất và xuất hiện những vệt sáng đỏ ở đường chân trời.

► Nước biển bất ngờ rút đột ngột để lại khoảng trống lớn.

► Nước biển xuất hiện những bong bóng chứa khí ga nổi lên mặt nước và giống như đang sôi.

► Nước trong từng đợt sóng có nhiệt độ nóng thất thường.

► Nước biển có những mùi lạ như: trứng thối hay xăng dầu và làm cho da dễ bị mẩn ngứa.

► Xuất hiện những tiếng nổ lạ giống như tiếng máy bay phản lực, cánh quạt trực thăng.

► Vật nuôi trong nhà có những hành vi bất thường như tìm chỗ trốn hoặc tập trung lại với nhau.


Dấu hiệu nhận biết có sóng thần
 

Cách phòng tránh khi có sóng thần

Tuy không thể ngăn chặn sự hình thành, phát triển và đổ bộ của sóng thần nhưng bạn có thể thực hiện những biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa những thiệt hại do thiên tai này gây ra. Sau đây là cách đối phó, phòng tránh khi có sóng thần:

► Với những trường hợp đang ở trên tàu thuyền giữa đại dương: Khi thấy những dấu hiệu của một cơn sóng thần nên nhanh chóng trở về và cho thuyền neo đậu ở vị trí chuẩn bị ra khơi đồng thời tránh những bến cảng ra. Nếu cảm thấy không thể kịp thời về nơi neo đậu an toàn, hãy kịp thời di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu 150m.

► Với những trường hợp ở đất liền: Khi thấy những dấu hiệu của sóng thần, nên di chuyển, sơ tán đến vị trí cao nhất và cách xa bờ biển 500m. Bên cạnh đó nên mở các cửa sổ nếu đang trú ẩn tại các tòa nhà để tránh va đập.

Ngoài những cách phòng tránh sóng thần tạm thời như trên, các cá nhân cũng như quốc gia hay có sóng thần nên thực hiện các biện pháp sau:

► Đầu tư các thiết bị đo đạc địa chấn để kịp thời phát hiện ra những cơn động đất.

► Những vùng đất gần biển cần được quy hoặc và sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế xây dựng các công trình quan trọng tại vị trí này.

► Tích cực tuyên truyền cho dân cư tại những vùng ven biển hiểu về dấu hiệu, nguy cơ và hậu quả của sóng thần để luôn sẵn sàng ứng phó.

► Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn,…để làm suy giảm năng lượng của sóng thần.

► Diễn tập phòng tránh, cứu nạn khi sóng thần xảy ra: Chỉ huy tại chỗ, tổ chức phòng tránh cứu nạn khẩn cấp tại chỗ, chuẩn bị vật tư, chuẩn bị khu phòng tránh sóng thần.

► Xây tường chắn sóng với chiều cao 4 - 5 mét. Đây là biện pháp được lên kế hoạch tại Nhật Bản nhưng còn gây nhiều tranh cãi.

Trên đây là cách nhận biết có sóng thần và biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa thiệt hại sau thiên tai. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi, các bạn có thể tự bảo vệ an toàn cho bản thân khi sinh sống hoặc đi du lịch ở những vùng đất hay có sóng thần.

Tin tức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Xem tất cả