Đánh giá sức mạnh quân đội Việt Nam hiện nay qua vũ khí, khí tài quân sự

Từ lâu sức mạnh quân sự của Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao. Để có được điều đó thì không thể không nhắc đến các loại vũ khí, khí tài quân sự hiện đại của nước ta.
 

Đánh giá sức mạnh quân đội Việt Nam hiện nay qua vũ khí, khí tài quân sự
 

Theo Chỉ số sức mạnh quân sự toàn cầu được Global Firepower (GFP) Việt Nam đứng thứ 17 trên tổng số 126 nước và lãnh thổ được xếp hạng. AEC News Today cũng nhận định với lịch sử lâu dài chống ngoại xâm và từng đánh bại các cường quốc quân sự thế giới như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, sức mạnh quân đội Việt Nam hiện nay tiếp tục là lực lượng đáng nể trong khu vực. Trước đây GFP xếp Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á, mãi đến năm 2014 mới bị Thái Lan qua mặt và năm 2016 lấy lại vị trí này ở thứ hạng 17 (Thái Lan năm nay xếp thứ 20).

Theo bảng xếp hạng GFP 2016, nước ta với dân số 94,3 triệu dân, hiện có 415.000 quân nhân tại ngũ và khoảng 5.040.000 quân nhân dự bị - thuộc loại lớn nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng năm 2016 là 3,3 tỉ USD. Về vũ khí, quân đội Việt Nam có 289 máy bay, 150 trực thăng, 65 tàu hải quân, 1.470 xe tăng, 3.150 xe thiết giáp, và 2.200 khẩu pháo.

Đa số máy bay chiến đấu của nước ta hiện nay đều là những chiếc cũ kỹ có từ thời Liên Xô như MiG hay Mi-8.  Những năm gần đây, Không quân Việt Nam đã mua sắm nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của Nga, gồm 10 chiếc tiêm kích Su-27 và 32 chiếc Su-30MK2 được thiết kế để chống lại mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền. Các máy bay này sẽ dần dần thay thế những máy bay MiG đã được sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.

Về bộ binh, từng trải nhiều chiến trận và hiện đang là một trong những lực lượng hùng hậu nhất thế giới. Nhưng nước ta vẫn còn sử dụng các xe tăng có từ thời Liên Xô cũ như T-55. T-62. Hiện nay có tin Việt Nam đang đàm phán mua xe tăng T-90 của Nga nhưng không thấy tiến triển.

Phòng không Việt Nam cũng là một lực lượng nổi tiếng khi từng gây thiệt hại nặng nề cho không quân Mỹ. Nước ta đã nhận được các hệ thống phòng không Buk, Tor và S-300. Trong đó S-300 hiện đang được xem là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất thế giới. Ban lãnh đạo cũng đang đàm phán về việc mua hệ thống S-400 của Nga với tầm bắn lớn hơn. 

Hải quân Việt Nam có trang bị hiện đại hơn. Ngoài 6 tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo vừa được nhận, Hải quân nước ta còn sở hữu 4 tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9, các tàu tuần tra lớp Svetlyak có tốc độ lên đến 56 km/h và các tàu tên lửa lớp Tarantul. Sau khi làm quen với tàu tên lửa lớp Molniya của Nga, ban lãnh đạo đã thông qua quyết định đóng các tàu lớp này theo giấy phép của Nga tại thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam cũng nhận được các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có thể bảo vệ hơn 600 km bờ biển và kiểm soát vùng biển với diện tích 200.000 km vuông. Các nước khác trên thế giới không có phương tiện hiệu quả nào để chống lại tên lửa Bastion. Điều đáng chú ý là, Nga đã triển khai các tổ hợp Bastion trên lãnh thổ Crưm ngay sau khi Mỹ đổ chiến hạm vào Biển Đen gần bờ biển bán đảo này. Sau khi nhận thấy Bastion, các tàu chiến Mỹ nhanh chóng rút lui.

Các chuyên gia quân sự nói rằng, trong những năm gần đây thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đạt 90%. Trước tình hình đó, để tránh sự lệ thuộc nặng vào Nga, nước ta còn mua từ Israel hệ thống tên lửa phòng không tầm gần SPYDER, hệ thống tên lửa đối đất EXTRA, radar tầm xa ELM-2288/ER. Việt Nam còn mua máy bay vận tải CASA C-295 và C-212 từ Tây Ban Nha; trực thăng Super Puma, Dauphin và radar trinh sát ven biển từ Pháp; máy bay tuần biển DHC-6 Twin Otter từ Canada.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là việc sử dụng mạng xã hội để tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin và tương tác online giữa các cá nhân với doanh nghiệp.
Xem tất cả