Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được hơn 200 loài rắn khác nhau trong đó có 53 loài là rắn độc có lượng chất độc từ nhẹ đến mạnh. Và sau đây là top 10 loài rắn nguy hiểm sở hữu lượng chất độc đủ để giết một người trưởng thành chỉ với một cú cắn.
 

1. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ có tên khoa học là Trimeresurus albolabris, thuộc họ rắn lục. Kể cả trong họ rắn lục, đây cũng là loài có nọc độc mạnh nhất nhì. Hình dạng của nó đúng như tên gọi, mình xanh và đuôi màu nâu đỏ. Loài rắn này có chiều dài trung bình khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 0,3 kg. Con cái thường dài khoảng 80 cm với chiều dài đuôi 13 cm, con đực ngắn hơn với chiều dài khoảng 60 cm và đuôi dài 12 cm. Thị giác của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng rất yếu vào ban ngày.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

Rắn lục đuôi đỏ khá đặc biệt vì trong họ rắn lục, chỉ có loài này là đẻ con. Trứng được ấp ngay trong bụng mẹ và khi nào nở thì rắn con mới chui ra ở phần bụng gần hậu môn. Lúc này cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Ngoài ra, lúc rắn mẹ mang thai cũng là lúc nó hung dữ nhất và nọc độc được tập trung nhiều nhất.

Loài rắn này chủ yếu sinh sống trên núi cao và trong rừng sâu thuộc khu vực dãy Trường Sơn hoặc vùng Tây bắc nước ta. Ở Cần Thơ hiện nay cũng đã xuất hiện loài rắn lục đuôi đỏ với số lượng rất ít. Vừa rồi ở Quảng Ngãi, Nghệ An và Đà Nẵng cũng đã xuất hiện loài này.
 

2. Rắn lục Trùng Khánh

Được coi là loài đặc hữu của Việt Nam khi chỉ được tìm thấy ở vùng Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Rắn lục Trùng Khánh còn có tên gọi khoa học là Protobothrops trungkhanhensis, dài khoảng 70 cm và khá nhỏ so với các loài cùng chi. Loài này có mặt lưng và đầu màu nâu xám nhạt. Nơi sinh sống của rắn lục Trùng Khánh ở độ cao khoảng 500 - 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

3. Rắn lực nưa

Được biết đến phổ biến ở nước ta với tên gọi rắn chàm quạp hay rắn khô mộc, rắn lục nưa có tên khoa học là Calloselasma rhodostoma. Loài này thường có chiều dài khoảng 0,2 - 1 m và nặng từ 0,1 - 2 kg. Rắn lục nưa có màu nâu hoặc nâu đỏ, dọc sống lưng có những hình tam giác màu nâu giống như cánh bướm. Loài này thường nằm cuộn tròn trong đống lá cây khô nên rất khó phát hiện. Đặc điểm để nhận ra rắn lục nưa là sau khi cắn chúng thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

Nọc độc của loài rắn này rất nguy hiểm. khi tiêm vào cơ thể con người, chúng phá vỡ các tế bào thành mạch máu gây hiện tượng chảy máu trong và có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay, rắn lục nưa chủ yếu phân bố ở Ninh Thuận, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang.
 

4. Rắn lục sừng

Có tên khoa học là Trimeresurus cornutus, rắn lục sừng có hình dáng khá đặc biệt nên rất dễ nhận ra. Đầu của loài này có hình tam giác phân biệt rõ ràng với cổ, lớp da trên đầu được phủ một lớp vảy trong đó vảy ở mắt phát triển thành sừng nên còn được gọi là rắn quỷ. Kích thước của loài này khoảng 50 cm. Nọc độc của rắn lục sừng được xếp vào top đầu trong danh sách các loài rắn độc ở Việt Nam. Hiện loài này được tìm thấy chủ yếu ở vườn quốc gia Bạch Mã và các vùng núi Bắc Bộ.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

5. Rắn lục Vogel

Rắn lục Vogel có tên khoa học là Viridovipera vogeli, đỉnh đầu và thân màu xanh lục, bụng màu xanh nhạt. Loài rắn này chủ yếu sống trong các bụi rậm, lùm cây thấp ở vùng đồi núi có độ cao 900 - 1.500 m thuộc các tỉnh Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được rõ về thức ăn của loài này mà chỉ mới biết tập tính săn mồi của chúng là vào ban đêm.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

6. Rắn lục đầu bạc

Là một trong những loài rắn nguyên thuỷ nhất và có độc tính kinh khủng nhất mà các nhà khoa học từng biết đến, rắn lục đầu bạc có tên khoa học là Azemiops feae, dài khoảng 80 cm, đầu hơi dẹp và phân biệt rõ với cổ. Loài này thường sinh sống trên những vùng núi có chiều cao khoảng 1.000 m ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc và Lạng Sơn. Hiện số lượng rắn lục đầu bạc ở Việt Nam chỉ còn rất ít.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

7. Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ rắn hổ. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài tối đa lên tới 7 m và chiều dài trung bình từ 3 - 4 m. Hổ mang chúa mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng chúng lại được đánh giá là nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của mình.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

Nọc độc của hổ mang chúa rất nguy hiểm khi có khả năng tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt và buồn ngủ. Nếu chất độc tiến vào hệ tuần hoàn sẽ khiến nạn nhân rơi vào hôn mê và tử vong nhanh chóng do suy hô hấp. Lượng chất độc do hổ mang chúa tiết ra thậm chí có thể giết chết một con voi trưởng thành chỉ trong vài giờ và theo ước tính đủ khả năng giết chết từ 20 - 30 người lớn. Loài này còn có khả năng di chuyển rất nhanh về phía trước để tấn công dù ở rất xa và phóng chất độc từ miệng với khoảng cách lên tới 3 m. Do đó, mọi người có thể sẽ đánh giá sai khoảng cách an toàn khi đối mặt với hổ mang chúa.

Loài rắn này có môi trường sinh sống rộng rãi bao gồm khu vực rừng rậm cao nguyên, rừng mưa, đồng cỏ hay đồng bằng. Nơi ưa thích của hổ mang chúa là những địa điểm lân cận hồ nước, dòng suối. Chúng cũng có thể sống tại các khu rừng nhiệt đới ẩm, rừng tre, đầm lầy hoặc những môi trường rậm rạp cây bụi và mưa nhiều.
 

8. Rắn hổ mang Xiêm

Rắn hổ mang Xiêm hay còn được gọi là rắn hổ mèo, rắn hổ mang Đông Dương và có tên khoa học là Naja siamensis, thuộc họ rắn hổ. Loài này có cơ thể khá dày, kích cỡ trung bình từ 0,9 đến 1,2  (tối đa có thể lên tới 1,6 m nhưng rất hiếm). Màu sắc phổ biến là xám hoặc nâu đen với các đốm trắng hoặc sọc. Tuỳ thuộc vào thời gian bị đe doạ, khiêu khích mà hổ mang Xiêm có cách ứng phó khác nhau. Nếu vào ban ngày, nó thường khá nhút nhát và sẽ tìm cách ẩn náu. Tuy nhiên, nếu bị đe doạ vào ban đêm, loài này sẽ tỏ ra hung hãn hơn, thường bành mang và phun nọc độc. Nếu không phun thành công, nó sẽ chủ động tấn công bằng vết cắn trí mạng. Nọc độc của hổ mang Xiêm cũng giống như đa số các loài khác thuộc họ rắn hổ với khả năng gây hoại tử hoặc chết tế bào. Người bị cắn thường sẽ chết do ngạt thở vì bị tê liệt hệ tuần hoàn.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

Hổ mang Xiêm sinh sống chủ yếu tại vùng đồng bằng, đồi núi. Đôi khi còn có thể tìm thấy loài này trong môi trường rừng rậm hay thậm chí ở các khu dân cư vì sự phong phú và thừa thãi các loài gặm nhấm, thức ăn ưa thích của chúng, ở những nơi này.
 

9. Rắn hổ mang đất

Rắn hổ mang đất thường được gọi tắt là rắn hổ đất hoặc những tên gọi khác như hổ mang một mắt kính hay hổ phì. Tên khoa học của loài này là Naja kaouthia, thuộc họ rắn hổ. Hổ mang đất có môi trường sống và kích thước tương tự như hổ mang Xiêm do đó dễ gây nhầm lẫn giữa hai loài. Tuy vậy đặc điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt rắn hổ đất với các loài khác là hoa văn hình kính một mắt phía sau cổ, điều làm nên cái tên hổ mang một mắt kính của nó.
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam
 

10. Rắn biển

Rắn biển là một họ rắn riêng biệt với tên khoa học là Hydrophiidae. Ở Việt Nam, rắn biển còn được gọi theo nhiều cái tên khác như đẹn, đẻn, đẻn biển, hèo, ông hèo,... Loài này có đặc điểm chung là cơ thể dẹt giống như lươn, không có mang nên phải thường xuyên trồi lên mặt nước để thở. Mặc dù có thời gian sinh sống chủ yếu ở dưới nước nhưng rắn biển lại là một trong những loài có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Tại nước ta, loài này được tìm thấy nhiều ở các vùng nước ấm ven biển. 
 

Danh sách 10 loài rắn độc nhất ở Việt Nam

 

Trên đây là những thông tin về 10 loài rắn độc nhất ở nước ta đã được các nhà khoa học nghiên cứu và thống kê. Hy vọng với bài viết này, chúng tôi đã giúp các bạn có thêm kiến thức để phân biệt những loài rắn độc và rắn thường, từ đó góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và mọi người.

Tin tức khác

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng hiệu quả để x3 doanh số

Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng hiệu quả để x3 doanh số

Nắm trong tay các bước lập được kế hoạch bán hàng chi tiết, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng một cách ấn tượng.
Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Khám phá sức mạnh và các hình thức sales promotion trong marketing hiện đại để bứt phá doanh số và khơi dậy nhu cầu mua sắm từ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng không đơn giản chỉ là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn là nghệ thuật tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Xem tất cả