Dấu hiệu đặc trưng của tội giết người

Luật phát nước ta đã quy định rằng con người có quyền được tôn trọng và bảo vệ, không ai được xâm phạm đến điều thiêng liêng này. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội hiện nay, những vấn đề tiêu cực vẫn không ngừng phát sinh, bao gồm cả sự gia tăng tội phạm giết người. Trong những năm gần đây, các vụ việc này liên tục xảy ra và gây ra những chấn động trong cộng đồng. Vậy dấu hiệu đặc trưng của tội giết người là gì?
 

Dấu hiệu đặc trưng của tội giết người
 

Khái niệm tội giết người

Tội giết người được quy định rõ tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó đây là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác, xâm phạm đến khách thể được Pháp luật Việt Nam bảo vệ. Giết người là một hành vi vi phạm nghiêm trọng xâm hại đến tính mạng của con người.
 

Dấu hiệu pháp lý tội giết người
 

Chủ thể tội phạm

Chủ thể tội giết người là đối tượng có đủ điều kiện thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
 

Dấu hiệu của tội phạm giết người
 

Dấu hiệu khách quan

Dấu hiệu khách quan của tội giết người bao gồm một số điểm chính sau:

- Là hành vi gây ra cái chết cho nạn nhân, dẫn đến chấm dứt sự sống của họ, tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái Pháp luật.

- Hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình hoặc gây ra cái chết cho người khác được Pháp luật cho phép thì không phải là dấu hiệu khách quan của tội giết người. Ví dụ tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng.

- Dấu hiệu của tội phạm giết người bao gồm hành vi hành động và không hành động. Trong đó, hành vi hành động như: bắn, đấm, chém,.... Hành vi không hành động có nghĩa là họ phải làm những việc để đảm bảo an toàn tính mạng cho người khác nhưng lại không thực hiện, để mặc cho tính mạng nạn nhân bị xâm hại.

- Đối tượng tác động hành vi tước đoạt tính mạng là người đang trong tình trạng còn sống.

Chết người là dấu hiệu bắt buộc khi tội giết người được coi là hoàn thành. Hành vi phạm tội được xem là giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là cố ý trực tiếp) hoặc cố ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là cố ý gián tiếp và hậu quả thương tích xảy ra đủ cấu thành tội phạm này) trong trường hợp hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan.
 

Dấu hiệu khách quan của tội giết người
 

Dấu hiệu chủ quan

Chủ thể phạm tội trong tội giết người bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, lỗi cố ý trực tiếp là người phạm tội thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra hoặc tất nhiên sẽ xảy ra nhưng vì muốn hậu quả đó diễn ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Còn đối với lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội đã thấy rõ hành vi của mình có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng vẫn cố ý thực hiện, hay nói cách khác là họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó.

Lưu ý: Người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp là khi thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra. Còn trong trường hợp hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì đây được xem là lỗi cố ý trực tiếp.

Mục đích, động cơ phạm tội có thể được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nếu người phạm tội có mục đích và động cơ nhất định thì có thể cấu thành tội phạm khác mà không phải là tội giết người.
 

Dấu hiệu phạm tội giết người
 

Dấu hiệu khách thể

Dấu hiệu phạm tội giết người về mặt khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Đây là một trong các quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý của con người mà không ai được phép xâm phạm. Những ai có hành vi tước đi mạng sống của con người đều sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
 

Dấu hiệu định tội của tội giết người
 

Trên đây là những dấu hiệu pháp lý của tội giết người mà đội ngũ biên tập viên VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ nắm được một số điểm chính cấu thành tội này để có thêm những kiến thức về mặt Pháp luật.

Tin tức khác

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Tìm hiểu upsell là gì, lợi ích và các chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Khám phá lợi ích và nghệ thuật áp dụng kỹ thuật cross selling để lôi kéo khách hàng mở hầu bao, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Khám phá các đặc trưng định hình và yếu tố cốt lõi để có thể khởi nghiệp startup thành công trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, biến động.
Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khám phá những bí quyết xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để xây dựng lòng trung thành, tăng trưởng doanh thu và vượt xa đối thủ.
Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Khám phá ngay cách hoạt động của mô hình kinh doanh dropshipping đang rất được ưa chuộng mà không cần lo lắng về vấn đề tồn kho hay vận chuyển.
Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Xem tất cả