Ở Tam Đảo, ngọn su su được xem là đặc sản nổi tiếng nhất. Ngọn su su có thể luộc, xào tỏi hoặc chế biến cùng những món khác. Có lẽ vì điều kiện khí hậu, đất và nguồn nước thích hợp nên ngọn su su ở đây rất ngon và ngọt. Một kg ngọn su su thường được bán ở chợ với giá từ 15.000đ - 20.000 đồng.
Thịt bò sau khi cắt thành miếng to, người ta sẽ mang để cạnh ổ kiến và chờ chúng bâu kín miếng thịt. Sau đó, họ sẽ mang về rửa sạch và nướng trên lửa than. Mỗi loại kiến sẽ tạo ra một mùi vị khác nhau. Nghe qua có vẻ sợ nhưng đây là đặc sản độc nhất ở Tam Đảo và vô cùng ngon. Thịt bò tái kiến đốt có giá tầm 350.000đ/kg.
Gà ở Tam Đảo thường được thả vào rừng tự kiếm ăn. Khi gà đủ trưởng thành sẽ được bắt về chế biến. Vì được thả rông nên gà đồi Tam Đảo có thịt chắc và dai, ngon hơn gà nuôi rất nhiều. Gà đồi thường được chế biến bằng phương pháp đắp đất nướng hoặc rang muối, rang gừng, nấu lẩu,….Một con gà đồi chế biến sẵn có giá trung bình 250.000đ/con.
Giống như gà đồi, lợn mán cũng được người dân thả vào rừng tự kiếm ăn. Vì thế, lợn ở đây không to được như lợn nuôi nhưng thịt lại ngon hơn và ít mỡ. Ngoài chế biến các món ăn, người ta thường bán thịt lợn mán xiên nướng với giá 15.000đ/xiên.
Cá bống sống tự nhiên ở suối nên thường nhỏ hơn cá bống ở sông. Ngày nay, món này cũng tương đối hiếm vì cá tự nhiên không còn nhiều. Cá bống suối thường được chế biến bằng phương pháp chiên giòn chấm với nước mắm chua ngọt hoặc kho tương ăn cùng với cơm. Ngoài ra còn có thể nấu canh, nấu lẩu, hấp,….
Ở Tam Đảo, người ta thường ăn măng sặt (măng trúc) và măng nứa mọc tự nhiên trong rừng. Loại măng này thường chỉ dài hơn một gang tay. Măng luộc chấm cùng mắm cay hoặc muối tiêu chanh ớt. Ngoài ra còn có món măng muối ngâm, có vị hơi chua, để trong hũ dành ăn cùng với cơm rất ngon.
Bánh tro được nấu tương tự như bánh chưng hay bánh ích nhưng không có nhân. Đây là món bánh truyền thống ở Vĩnh Phúc, không thể thiếu vào những dịp lễ, tết. Gạo nếp ngâm với nước tro tinh khiết của vỏ đỗ tương và măng tre phơi khô. Sau khi hấp chín, đợi cho ráo nước rồi chấm cùng với mật. Bánh có vị ngọt thanh rất ngon và không hề ngán.
Màu đen của xôi được tạo thành từ nước của lá lau xanh và lá bánh tẻ giã nhuyễn. Người ta ngâm nếp trong loại nước này khoảng 2 - 3 ngày, sau đó nấu thành xôi. Món này có công dụng bổ máu, chữa đau đầu rất hiệu quả.
Rượu chít được ngâm từ một loại sâu ở vùng núi phía Bắc, có tên là chít. Loại rượu này rất bổ dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực cho nam giới. Vì thế, giá của loại rượu này cũng không rẻ, khoảng 450.000đ/chai 1,5 lít.