Inox hay còn được gọi là thép không gỉ là một loại vật liệu được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: sản xuất đồ gia dụng, xây dựng, dụng cụ y tế, thiết bị công nghiệp,....Để đáp ứng cho nhu cầu của người dùng, các nhà sản xuất đã thay đổi thành phần, tạo ra những loại inox phù hợp với từng môi trường, điều kiện làm việc và lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Vậy inox có dùng được trong lò vi sóng hay không? Cùng VnNews360 tìm hiểu về các đặc tính của inox và thông qua đó trả lời câu hỏi vừa đặt ra.
Mục lục bài viết
Các đặc tính của vật liệu inox:
► Đặc tính bền: Là một dạng thép hợp kim nên inox có hầu hết các đặc tính của thép, trong đó có đặc tính bền. Với đặc tính này, inox có thể chống kéo, nén, va đập và các quá trình ăn mòn thông thường.
► Đặc tính cứng: Inox có cứng không? Với thành phần chứa ít nhất 10,5% crom nên inox chắc chắn có độ cứng tốt hơn rất nhiều so với những loại thép thông thường. Inox có hàm lượng crom càng cao thì càng cứng.
► Không sản sinh ra nhiều chất độc hại: Quá trình ăn mòn của kim loại thường sản sinh ra những chất độc hại. Tuy nhiên với đặc tính bền cùng khả năng chống lại ăn mòn cao nên khả năng sản sinh ra chất độc hại của inox là rất thấp. Chính vì vậy, loại vật liệu này thường được sử dụng để làm các đồ dùng nhà bếp như: hộp đựng gia vị, nồi niêu, xoong chảo, đũa, muỗng,....
► Đặc tính dẫn điện: Kim loại nói chung đều có tính dẫn điện. Khả năng dẫn điện của từng kim loại có tốt hay không sẽ được đánh giá bằng thông số điện trở suất. Thông số này càng lớn, khả năng dẫn điện càng kém. Thông số điện trở suất của thép không rỉ ở 20 độ C là 6,9 x 10-7. Tức là inox có khả năng dẫn điện nhưng không cao.
► Không bị rỉ sét: Hàm lượng crom trong inox thường phản ứng với oxi trong không khí, tạo thành một màng crom oxit mỏng trải đều trên bề mặt inox. Lớp màng này rất bền và không phản ứng với oxi trong không khí cũng như nước nên rất khó bị oxi hóa. Không có quá trình oxi hóa, inox sẽ không bị rỉ sét.
► Đặc tính hút nam châm: Hiện nay có rất nhiều loại inox được phân chia dựa trên thành phần cấu tạo. Cũng tùy theo thành phần này mà có loại inox hút nam châm tốt có loại không, chẳng hạn như các dòng inox Ferritic (inox 430, inox 410, inox 409,…); inox Duplex (LDX 2101, SAF 2304, 2205,…); inox Martensitic (inox 1.4006, inox 1.4005,…) có khả năng từ tính (hút được nam châm) còn dòng inox Austenitic (inox 301, inox 304, inox 316,…) không có từ tính (không hút được nam châm).
► Đặc tính bị ăn mòn bởi axit: Hết hết các loại inox đều bị ăn mòn bởi axit. Tuy nhiên tùy theo từng loại inox, từng loại axit trong điều kiện nhiệt độ khác nhau mà quá trình ăn mòn sẽ diễn ra nhanh hay chậm.
► Khả năng chống ăn mòn bởi nước biển: inox có khả năng chống ăn mòn nước biển hay nước muối khá tốt. Tuy nhiên với những loại nước muối, nước biển có nồng độ cao có khả năng ăn mòn inox.
► Đặc tính chống lại sự xuyên qua của sóng vi ba: Inox cũng như các kim loại khác có một đặc tính là chống lại sự xuyên qua của sóng vi ba. Chính vì vậy khi bạn cho những dụng cụ làm bằng inox hoặc kim loại vào lò vi sóng, sóng viba sẽ không đi xuyên qua được để làm chín thức ăn mà phản xạ ngược lại vào thành lò, dẫn đến những sự cố như cháy nổ, hỏng lò, hỏng nguồn điện. Như vậy có thể khẳng định, việc sử dụng inox trong lò vi sóng là không nên.
Trên đây là những đặc tính của inox mà VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chắc hẳn sau khi tham khảo những thông tin trên, các bạn đã biết vật liệu inox có đặc tính gì đồng thời cũng có được đáp án cho câu hỏi Inox có dùng được trong lò vi sóng không?