Luật hình sự về tội mua bán người

Mặc dù các quốc gia trên thế giới vẫn luôn tìm cách để ngăn chặn vấn nạn mua bán người song tình trạng này vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi. Ở Việt Nam, tội phạm mua bán người hoạt động trên phạm vi toàn quốc, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh giáp biên giới và vùng sâu vùng xa. Để ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, Pháp luật nước ta đã có quy định rõ ràng về hình thức xử phạt. Hãy cùng VnNews360 tham khảo về Luật hình sự về tội mua bán người mới nhất.
 

Luật hình sự về tội mua bán người
 

Căn cứ theo Điều 150 Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung số 12/2017/QH14 thì hình phạt tội mua bán người được quy định như sau:

Khoản 1: Người nào dùng vũ lực, đe họa dùng vũ lực, lừa gạt hay dùng bất cứ thủ đoạn nào để thực hiện một trong các hành vi sau thì bị phạt tù từ 05 - 10 năm:

a) Chuyển giao, tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc thực hiện hành vi vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện một trong các hành vi trên.
 

Xử phạt tội mua bán người
 

Khoản 2: Người nào phạm tội thuộc một trong các hành vi sau thì bị phạt tù từ 08 - 15 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương từ 31% đến 60%, nếu chưa lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Phạm tội với 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

Khoản 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Phạm tội với với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.
 

Phạt tội buôn bán người
 

Khoản 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản.

Trên đây là các quy định xử phạt tội mua bán người theo luật hình sự mà đội ngũ biên tập viên VnNews360 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về tội danh này và các hình thức xử lý hiện hành đối với tội mua bán người.

Tin tức khác

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Xem tất cả