Nhiều người rất muốn được thành lập hoặc góp vốn thành lập nhiều công ty khác nhau để các công ty có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, pháp luật nước ta cũng có quy định về số lần thành lập doanh nghiệp của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, không ít người thắc mắc mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
Những trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp
Theo điều 17 luật Doanh nghiệp 2021 quy định các cá nhân, tổ chức sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để chuộc lợi cho mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an Nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền.
- Người chưa thành niên, bị hạn chế năng hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh.
Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 188 luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân sẽ do một cá nhân làm chủ và chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả các hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi cá nhân cũng chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân không được phép đồng thời là thành viên công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh. Đồng thời, người thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phép góp vốn vào thành lập hoặc mua công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh có 2 loại thành viên đó là cá nhân và thành viên góp vốn là tổ chức. Trong đó, thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn. Trong đó, theo khoản 1 điều 80 luật Doanh nghiệp 2020 quy định thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Còn nếu là thành viên góp vốn thì bạn hoàn toàn có thể mua cổ phần hoặc góp vốn vào một hay nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc công ty hợp danh khác.
3. Công ty TNHH và công ty cổ phần
Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định hay hạn chế về thành lập bao nhiêu công ty. Vậy nên, một cá nhân sẽ được phép thành lập nhiều công ty TNHH và công ty cổ phần.
Trên đây là những chia sẻ của biên tập viên Vnnews360 để bạn biết được 1 cá nhân có thể thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Tóm lại, cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không được làm chủ hoặc góp vốn với công ty hợp danh khác hoặc làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Còn đối với công ty TNHH và công ty cổ phần sẽ không có giới hạn về số công ty mà mỗi cá nhân được thành lập.