Mục lục bài viết
- Trên thế giới có đến 6 châu lục. Trong đó, châu Á là châu lục có diện tích và dân số lớn nhất. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo tín đồ của 4 tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay là: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trải qua các thời kì, những tôn giáo này cũng đã có một số thay đổi về nhiều mặt. Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về lịch sử ra đời và quan điểm của một số tôn giáo lớn ở châu Á hiện nay.
- Trên đây là một số thông tin về tôn giáo tại châu Á mà VnNews360 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc, quan điểm của một số tôn giáo lớn ở châu Á cũng như trên thế giới hiện nay.
Trên thế giới có đến 6 châu lục. Trong đó, châu Á là châu lục có diện tích và dân số lớn nhất. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo tín đồ của 4 tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay là: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trải qua các thời kì, những tôn giáo này cũng đã có một số thay đổi về nhiều mặt. Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về lịch sử ra đời và quan điểm của một số tôn giáo lớn ở châu Á hiện nay.
1. Ki-tô giáo
Tuy không phải là tôn giáo ra đời đầu tiên nhưng Ki-tô giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện nay, tôn giáo này có đến hơn 2.3 tỉ tín đồ trên khắp thế giới. Người sáng lập ra Ki-tô giáo là Chúa Giê-su. Người ta lấy năm sinh của Ngài làm mốc thời gian gọi là Công Nguyên.
Lịch sử ra đời: Ki-tô giáo bắt nguồn từ một nhánh của Do Thái giáo ở vùng Trung Đông. Giê-su từng là một người Do Thái, bị tổng trấn Pontius Pilate cho là phạm tội và xử tử trên thập tự. Tất cả mọi người cho rằng Giê-su chỉ là một người bình thường và họ tin Ngài đã chết. Nhưng một số khác khẳng định Giê-su là con của Thiên Chúa, Ngài sẽ tái sinh trở lại. Từ đó chia rẽ và hình thành nên Ki-tô giáo.
Quan điểm tôn giáo: Ki-tô giáo là một tôn giáo độc thần theo quan điểm Chúa Ba Ngôi. Theo họ, Giê-su là Thiên Chúa duy nhất và tồn tại trong ba ngôi vị: Đấng tạo hóa, Đấng chuộc tội và Đấng thánh hóa. Tôn giáo này cũng có những quy định hành vi của con người trong đời sống và các mối quan hệ xã hội khác.
2. Hồi giáo
Hồi giáo là tôn giáo có số lượng giáo dân đông thứ hai hiện nay nhưng có tốc độ gia tăng về số lượng nhanh nhất. Trên thế giới có hơn 1.57 tín đồ theo Hồi giáo, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Trung Á, Bắc Phi và một số khu vực khác. Người hồi giáo thờ Thiên Chúa Allah.
Lịch sử ra đời: Hồi giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII. Theo ghi chép, Muhammad được xem là một thiên sứ, nhận mặc khải của Allah Đấng tối cao truyền bá đạo Hồi lại cho con người. Hồi giáo được biết đến đầu tiên ở bán đảo Ả Rập, sau đó nhanh chóng lan truyền đi khắp thế giới.
Quan điểm tôn giáo: Hồi giáo cũng là một tôn giáo độc thần, cùng nhóm với Ki-tô giáo và Do Thái giáo. Nhưng các quan điểm của Hồi giáo không chịu ảnh hưởng từ hai tôn giáo trên. Theo họ, Allah Đấng tối cao là đấng siêu nhiên có quyền lực cao nhất và là Thiên Chúa duy nhất, còn Giê-su chỉ là một thiên sứ. Hồi giáo cũng có nhiều quy định như: cấm ngoại tình, kính trọng cha mẹ, bố thí, công bằng, khiêm tốn,….
3. Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo là tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới và hiện có số lượng tín đồ đông thứ ba sau Ki-tô giáo và Hồi giáo (khoảng 900 triệu người). Đa số giáo dân Ấn Độ giáo hiện nay là người Ấn, một số khác ở khu vực Đông Á, Nam Á và Fiji, Guyana, Mauritus. Họ thờ ba vị thần quan trọng nhất là: thần Brahma, thần Vishnu và thần Shiva.
Lịch sử ra đời: Ấn Độ giáo ra đời từ hơn 2000 năm TCN tại Ấn Độ, không do một ai sáng lập. Lúc này là thời kỳ nền văn minh lưu vực sông Ấn phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất.
Quan điểm tôn giáo: Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, biểu thị rõ nhất ở chế độ phân chia giai cấp. Với họ, xã hội được chia làm 5 giai cấp, mỗi giai cấp có nhiệm vụ phải làm tròn bổn phận của mình. Người Ấn Độ giáo tin vào nghiệp báo và sự luân hồi. Thần Brahma là vị thần có quyền lực tối cao nhất, cai quản sự luân hồi của con người. Thần Vishnu có nhiệm nuôi dưỡng, duy trì sự sáng tạo của thần Brahma. Cuối cùng, thần Shiva là vị thần có khả năng nhìn thấu được nội tâm của con người và cũng là vị thần hủy diệt.
4. Phật giáo
Hiện nay, Phật giáo có hơn 365 triệu tín đồ chính thức và hơn 1.2 tỉ tín đồ không chính thức. Đây là một trong 4 tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung và ở châu Á nói riêng. Phật giáo thờ các vị Phật tổ và Bồ Tát.
Lịch sử ra đời: Phật giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII TCN, do mất niềm tin ở những lời cầu nguyện và sự phân chia giai cấp của Ấn Độ. Thái tử Siddhartha là người khởi nguồn và truyền bá đạo Phật đầu tiên. Về sau, Ngài được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Quan điểm tôn giáo: Phật giáo cũng tin vào nghiệp báo và sự luân hồi. Nhưng với họ, chúng sanh là bình đẳng và không có sự phân chia giai cấp. Phật giáo có những quy định và giá trị đạo đức hướng con người đến sự giải thoát giác ngộ, thoát những khổ đau của tham - sân - si.