Theo Luật Giao thông đường bộ, lỗi ô tô xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Ô tô xe máy và các loại xe khác vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe có thời hạn theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016.
 

Theo Luật Giao thông đường bộ, lỗi ô tô xe máy đi ngược chiều sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
 

Ô tô đi ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4, Điều 5, Nghị Định 46/2016/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt đối với ô tô đi ngược chiều:

Điều 5: Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điểm b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này (vi phạm trên đường cao tốc) và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Điểm c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
 

Xe máy đi ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 4 - Điều 6 - Nghị Định 46/2016/NĐ-CP có nêu rõ mức xử phạt đối với xe máy đi ngược chiều:

Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Khoản 4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Điểm g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Điểm i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng đi ngược chiều bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 3 - Điều 7 - Nghị Định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng khi đi ngược chiều là:

Điều 7: Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông.

Khoản 3. Phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Điểm b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

Điểm c) Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, trừ các hành vi vi phạm Điểm d Khoản 4 Điều này (các hành vi vi phạm trên đường cao tốc).

Như vậy, chúng ta có thể thấy nếu đi ngược chiều, người lái xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng còn người điều khiển máy kéo hoặc xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, hành vi đi ngược chiều sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể:

- Nếu người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Nếu người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều mà gây tai nạn sẽ bị tước Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 2 tháng đến 4 tháng.

Chúng tôi hi vọng khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ nắm được mức xử phạt đối với ô tô xe máy vi phạm lỗi đi ngược chiều để từ đó tự nhắc nhở mình tránh mắc phải những lỗi này, góp phần tạo nên một môi trường giao thông an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Tin tức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Xem tất cả