Mức xử phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, đội mũ bảo hiểm trở thành quy định bắt buộc đối với người điều khiển và người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông. Và cũng từ đó, lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trở thành một trong những hành vi vi phạm phổ biến nhất ở nước ta. Mặc dù đã có nhiều người bị xử phạt về hành vi này tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ được khung hình phạt đối với lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm là như thế nào.
 

Mức xử phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?
 

Quy định cần biết về đội mũ bảo hiểm trong luật giao thông đường bộ

Khái niệm mũ bảo hiểm là gì theo pháp luật hiện hành

Khái niệm mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy đã được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Theo đó, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy là mũ dùng cho người đi mô tô, xe máy có các đặc tính kỹ thuật phù hợp với các quy đinh kỹ thuật sau:

- Một mũ bảo hiểm sẽ phải có đầy đủ các bộ phận được quy định gồm vỏ mũ, lớp đệm bảo vệ bên trong mũ (giúp hấp thụ xung động) và quai đeo.

- Mũ phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, khối lượng, bề mặt vỏ mũ, vỏ mũ, khoá của quai đeo và lớp đệm bảo vệ bên trong mũ.

- Mũ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn thử nghiệm về chống va đập và độ bền.

- Kết cấu của mũ phải đảm bảo được các quy định về tầm nhìn.
 

Mức xử phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?
 

Quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm

Khoản 2, Điều 30, Luật giao thông đường bộ ban hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sẽ phải đội mũ bảo hiểm đồng thời có cài quai theo đúng quy định của pháp luật.

Mức xử phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?

Khoản 3, Điều 6, Nghị định 46/2016/NĐ - CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nêu: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm một trong các hành vi sau đây:

- Người điều khiển và người ngồi trên phương tiện không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Ngoài ra, lỗi không đội mũ bảo hiểm có một số trường hợp đặc biệt như sau:

Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy có đội mũ bảo hiểm nhưng lại chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cả hai đều bị phạt. Cụ thể như sau:

- Người điều khiển sẽ bị phạt về hành vi vi phạm chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy” khi tham gia giao thông;

- Người ngồi sau sẽ bị phạt về hành vi vi phạm ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy” khi tham gia giao thông.

Trường hợp người điều khiển và người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy đều không đội mũ bảo hiểm thì cả hai sẽ bị phạt về 3 hành vi:

- Người điều khiển bị phạt về hành vi vi phạm không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”;

- Người điều khiển bị phạt về hành vi vi phạm chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” khi tham gia giao thông.

- Người ngồi sau bị phạt về hành vi vi phạm ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy” khi tham gia giao thông.
 

Mức xử phạt vi phạm không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?

Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông
 

Đồng thời, Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính ra vào ngày 20 tháng 6 năm 2012 quy định rõ nếu một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Tức là nếu người điều khiển, người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm một trong các trường hợp trên thì sẽ bị xử phạt số tiền bằng tồng số tiền quy định cho mỗi hành vi vi phạm.

Ở trên là những thông tin về khung hình phạt cũng như số tiền xử phạt đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các bạn sẽ có thêm ý thức để từ đó chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Điều này vừa để tránh bị mất tiền do phạm luật vừa để bảo vệ tính mạng của bản thân và người cùng ngồi trên xe.

Tin tức khác

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng hiệu quả để x3 doanh số

Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng hiệu quả để x3 doanh số

Nắm trong tay các bước lập được kế hoạch bán hàng chi tiết, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng một cách ấn tượng.
Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Khám phá sức mạnh và các hình thức sales promotion trong marketing hiện đại để bứt phá doanh số và khơi dậy nhu cầu mua sắm từ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng không đơn giản chỉ là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn là nghệ thuật tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Xem tất cả