Mục lục bài viết
- Biến đổi khí hậu có thể hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thổ quyển và băng quyển. Hiện tượng này trước đây chỉ xảy ra ở một số vùng tại một khoảng thời gian nhất định do sự thay đổi tự nhiên của môi trường. Tuy nhiên, những tác động của con người đến môi trường sống đã khiến hiện tượng này xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu rõ hơn về những hậu quả của biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới.
- Sau khi tham khảo bài viết trên đây của VnNews360, hi vọng rằng các bạn đã biết hậu quả của biến đổi khí hậu hiện nay là gì và hiểu được tầm ảnh hưởng của những hành động mà chúng ta đã gây ra cho môi trường. Từ đó, các bạn sẽ nâng cao ý thức, góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Biến đổi khí hậu có thể hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thổ quyển và băng quyển. Hiện tượng này trước đây chỉ xảy ra ở một số vùng tại một khoảng thời gian nhất định do sự thay đổi tự nhiên của môi trường. Tuy nhiên, những tác động của con người đến môi trường sống đã khiến hiện tượng này xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu rõ hơn về những hậu quả của biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới.
1. Nắng nóng, hạn hán
Hiệu ứng nhà kính do quá trình biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Nhiều năm trở lại đây, các đợt nắng nóng thường xuyên xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, kể cả xứ lạnh như châu Âu. Kéo theo đó là hạn hán ở những vùng khí hậu nóng như châu Phi, khiến người dân không có nước để sử dụng. Nắng nóng khiến sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, gây nguy cơ gây ung thư da và cũng đã làm thiệt mạng rất nhiều người.
2. Phá hủy hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất tăng cao khiến nhiều loài vật phải di chuyển đến nơi thích hợp hơn để sống hoặc thậm chí là đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cụ thể, loài thỏ cộc Mỹ đã phải di chuyển đến những vùng rừng núi có nhiệt độ lạnh hơn để sống do không chịu được nhiệt độ cao. Loài gấu và chim cánh cụt Bắc Cực đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ vì nhiệt độ tăng, mất đi con mồi. Không những chỉ trên đất liền, các loài vật dưới nước cũng đang đứng trước nguy cơ suy giảm quần thể vì nhiệt độ nước đang ấm hơn mà san hô là một trong số đó.
3. Băng tan
Nhiệt độ trái đất tăng khiến các tảng băng vĩnh cửu của Bắc Cực và Nam Cực đang không ngừng tan chảy. Vấn đề này không chỉ đe dọa đến sự sống của các loài vật ở hai cực trái đất mà còn khiến mực nước trên toàn thế giới dâng cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí Enviromental Research Letters thì mỗi giây có 14.000 tấn nước từ Bắc Cực đổ ra đại dương. Nếu tình trạng này kéo dài đến năm 2100 thì mực nước trung bình trên toàn thế giới sẽ tăng cao thêm đến gần 1 mét, đe dọa nhấn chìm nhiều hòn đảo và một phần lục địa.
4. Bão lụt
Nếu như nhiều nơi trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với hạn hán, nắng nóng kéo dài thì những nước ven biển đang phải đối mặt với nguy cơ bão lũ liên tục. Từ 30 năm trở lại đây, tỷ lệ các cơn bão và cấp bão mạnh dần xuất hiện nhiều hơn so với trước.
5. Gây thiệt hại cho kinh tế
Hạn hán, bão lụt đều gây thất mùa, thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi, sản xuất. Không những thế, các mầm bệnh, dịch luôn có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Chính phủ phải tiêu tốn tiền bạc, sức lực cho việc khắc phục, ngăn chặn những hậu quả do thiên tai gây ra.