Triệu chứng biểu hiện và cách xử lý khi bị ngộ độc thức ăn

Trong tình hình thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, ngộ độc thức ăn đang ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, các bạn nên nắm vững những triệu chứng biểu hiện cũng như cách đối phó khi bị ngộ độc thức ăn được giới thiệu dưới đây để xử lý khi cần thiết.
 

1. Ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thức ăn còn được gọi là ngộ độc thực phẩm hay trúng thực, là những biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn uống. Cụ thể hơn, ngộ độc thức ăn là những hiện tượng xảy ra khi bị trúng độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chứa chất bảo quản, phụ gia,... hoặc là bản thân thực phẩm đó có chứa chất gây ngộ độc. Ngộ độc thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ (gây hại cho các bộ phận thuộc hệ tiêu hoá), khiến tinh thần mệt mỏi mà thậm chí còn gây ra tử vong nếu bị trúng độc quá nặng.
 

Những triệu chứng biểu hiện và cách đối phó khi bị ngộ độc thức ăn

Thức ăn bẩn, ôi thiu là một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn.
 

2. Triệu chứng biểu hiện khi bị ngộ độc thức ăn

Hầu hết các triệu chứng ngộ độc của cơ thể, trong đó có ngộ độc thức ăn, thường bắt đầu xuất hiện từ đường tiêu hoá với những biểu hiện đặc trưng như sau:

Buồn nôn

Khi bị ngộ độc thức ăn, các tác nhân gây hại như chất độc, vi khuẩn, nấm,... sẽ tấn công đường ruột. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động và phản ứng lại bằng cách khiến cho cơ thể buồn nôn, nôn mửa để thải hết chất độc ra ngoài. Tuỳ thuộc vào mức độ trúng độc mà cơ thể sẽ nôn nhiều hay ít. Cơ thể hấp thụ chất độc càng nhiều thì nôn càng mạnh. Việc nôn mửa sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, vitamin và các chất điện giải đồng thời làm mất sức, choáng váng dẫn đến hôn mê.

Tiêu chảy

Ngộ độc thức ăn khiến cho cơ thể cảm thấy đau, sôi trong bụng, tăng số lần đi đại tiện và gây ra hiện tượng phân lỏng. Đồng thời kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như chướng bụng, đầy hơi, chuột rút. Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị kiệt sức, mất nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê. Ngoài ra, khi bị trúng độc, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Điều này có thể khiến cho người bệnh toát mồ hôi, sốt nhẹ hoặc nặng.
 

Những triệu chứng biểu hiện và cách đối phó khi bị ngộ độc thức ăn

Đau bụng, tiêu chảy là biểu hiện thường thấy ở người bị ngộ độc thức ăn.
 

Đau đầu

Cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn, đau đầu có thể nặng hoặc nhẹ tuỳ vào thể trạng của người bệnh và mức độ trúng độc. Nguyên nhân gây ra đau đầu có thể do vi khuẩn, virus, chất độc có trong thức ăn hoặc do mất nước quá nhiều sau khi nôn mửa, tiêu chảy.
 

3. Cách xử lý khi có người bị ngộ độc thức ăn, thực phẩm

Việc phát hiện và sơ cứu sớm đối với người bị ngộ độc thức ăn là rất quan trọng. Khi phát hiện thấy những triệu chứng biểu hiện của ngộ độc thức ăn mà người bệnh còn tỉnh táo thì cần phải nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn ra ngoài. Cách gây nôn đơn giản và hiệu quả nhất là cho bệnh nhân uống hết một cốc nước muối nồng độ 0,9% rồi dùng tay móc họng, ngoáy họng để gây nôn. Nếu không kịp hoặc không có điều kiện để pha nước muối thì cho bệnh nhân uống một cốc nước lọc rồi dùng ngón trỏ, thìa loại nhỏ hoặc tăm bông đè vào cuống lưỡi gây phản xạ nôn.

Khi cho bệnh nhân nôn, lưu ý cần để đầu của bệnh nhân thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Đặc biệt nếu đã biết tác nhân gây ngộ độc thức ăn là dầu hoả, xăng, hoá chất trừ sâu thì không gây nôn vì có thể khiến bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn. Sau khi người bệnh nôn được hầu hết thức ăn ra ngoài thì cho nằm nghỉ đồng thời theo dõi sát sao tình trạng người bệnh, nếu có triệu chứng khác lạ cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều, có thể cho uống dung dịch oresol (theo hướng dẫn đã ghi trên bao bì). Nếu không có sẵn oresol thì pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước rồi cho bệnh nhân uống để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể.
 

Những triệu chứng biểu hiện và cách đối phó khi bị ngộ độc thức ăn

Cho bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài uống dung dịch oresol để bổ sung lượng nước đã mất.
 

Đối với những trường hợp người bệnh bị co giật, rối loạn ý thức thì không gây nôn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này việc quan trọng nhất là lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nếu thấy bệnh nhân suy hô hấp, thở nhanh nông hoặc thở yếu, chậm thậm chí ngừng thở thì cần hỗ trợ hô hấp bằng bóp bóng hoặc thổi ngạt. Đặc biệt là khi tim ngừng đập, cần phải hồi sinh tim bằng thổi ngạt và ép tim. Khi di chuyển bệnh nhân hôn mê cần để đầu bệnh nhân ở vị trí thấp, cho nằm nghiêng về một bên tránh chất nôn sặc vào phổi.

Chú ý thu thập và đem theo các loại thức ăn nghi ngờ có độc, chất nôn hoặc phân của bệnh nhân để bác sĩ có thể phán đoán và xác định được tác nhân gây ngộ độc nhanh hơn. Đồng thời không cho bệnh nhân uống bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ đạo của bác sĩ.

Trên đây là những triệu chứng biểu hiện và cách đối phó khi bị ngộ độc thức ăn mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng các bạn có thể ghi nhớ và chia sẻ bài viết này cho mọi người để có thể tự bảo vệ bản thân, gia đình và những người xung quanh khi gặp phải những tình huống trên.

Bạn nên tìm hiểu về: Những điều cần biết về ngộ độc thức ăn ở trẻ em.

Tin tức khác

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng hiệu quả để x3 doanh số

Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng hiệu quả để x3 doanh số

Nắm trong tay các bước lập được kế hoạch bán hàng chi tiết, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng một cách ấn tượng.
Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Khám phá sức mạnh và các hình thức sales promotion trong marketing hiện đại để bứt phá doanh số và khơi dậy nhu cầu mua sắm từ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng không đơn giản chỉ là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn là nghệ thuật tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Xem tất cả