Ở giai đoạn đầu, sâu máy tính được viết ra chủ yếu với mục đích thử nghiệm, phát tán ra ngoài nhằm gây tiếng vang. Tuy nhiên, về sau nhiều hacker bắt đầu chuyển sang dùng virus tấn công máy tính vì tiền, nhắm tới những mục tiêu nhất định thay vì lây lan trên diện rộng.
Morris – Con sâu đầu tiên trên internet: rạng sáng ngày 3/11/ vài giờ, virus đơn giản với 99 dòng mã lập trình này đã lây lan đến 1988, Morris được “cha đẻ” của nó, sinh viên 23 tuổi Robert Tappan Morris thả ra trên mạng Internet. Chỉ trong vòng hàng nghìn máy tính Sun Microsystems và VAX chạy hệ điều hành UNIX. Các nhà quản trị đã buộc phải ngắt kết nối mạng để ngăn chặn sự lây lan của con sâu này.
Sâu Morris là một phần của dự án nghiên cứu và không được thiết kế để gây hại. Morris do đó chỉ phải hưởng án treo và nộp khoản tiền 10.000 USD. Hiện Morris là nhà khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Massachussetts (Mỹ).
I love you – Sâu tình yêu: tháng 5/2000, 50 triệu máy tính ở Philippine, Australia, châu Âu và Mỹ đã bị nhiễm virus I love you hay còn gọi là Love Bug với thiệt hại lên đến 10 tỷ USD. Sở dĩ con sâu được gọi bằng cái tên này là do nó gửi email tới những người quen trong danh sách với tiêu đề “ILOVEYOU” cùng file đính kèm gây tò mò. Nếu người dùng mở ra thì virus sẽ lập tức thâm nhập máy tính, gửi bản sao của nó tới mọi địa chỉ trong Outlook của người nhận. hai sinh viên người Philippine là Reonel Ramones và Onel de Guzman được xác định là tác giả nhưng thoát tội do khi đó chưa có luật về hành vi sử dụng máy tính trái phép ở nước này.
Code Red – con sâu có khả năng “tái thế”: tháng 7/2001, Code Red tràn vào hàng trăm nghìn máy tính với tốc độ nhanh chóng mặt thông qua máy chủ quản lý thông tin Microsoft IIS. Ít nhất 300.000 trang web đã trở thành “nạn nhân” và bị đổi giao diện, trong đó có cả những trang web của lầu năm góc. Con virus này còn có khả năng tự “tái thế” vào ngày 1 hàng tháng và đã thổi bay 2,6 tỷ USD chỉ trong 2 tháng 7-8/2001. Sau đó, Microsoft đã tung ra bản vá vô hiệu hoá nó. Hiện hay vẫn chưa xác định được tác giả của Code Red, tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy con sâu này bắt nguồn từ Trung Quốc. Giống WannaCry, Code Red khai thác lỗ hổng vốn đã được phát hiện trong hệ thống và nhắm tới những máy tính chưa cập nhật bản vá.
SQL Slammer – con sâu có khả năng gây nghẽn đường truyền mạng: tháng 1/2003, sâu Slammer ra đời với khả năng lây lan kinh hoàng, 75.000 máy tính chỉ trong vòng 10 phút. Giống Code Red và WannaCry, Slammer khai thác lỗi tràn bộ đếm trong cơ sở dữ liệu máy chủ SQL của Microsoft và gây nghẽn đường truyền Internet trên toàn châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong khi Microsoft đang vật lộn với Slammer, hai "đại dịch" Sobig và Blaster xuất hiện, tấn công hàng trăm nghìn máy tính chỉ trong vài tuần, trong đó có Việt Nam và gây thiệt hại hàng tỷ USD. Ẩn trong mã nguồn tệp tin Msblast.exe còn có dòng thông điệp của tác giả: "Bill Gates, sao ông lại khiến cho điều này xảy ra. Hãy ngừng kiếm tiền và sửa chữa phần mềm của ông đi". Những máy tính đã nhiễm, mỗi khi kết nối Internet được vài phút liền tự động bị shutdown. Hai virus này được tạo ra với ý đồ phá hoại hơn bất cứ loại sâu nào khác, khiến hệ thống mạng toàn cầu tê liệt.
MyDoom – Sâu phát tán nhanh nhất trong lịch sử: Sâu phát tán qua email trên máy tính Windows xuất hiện vào tháng 1/2004 này đến nay vẫn là virus máy tính lan truyền nhanh nhất thế giới. Nó được thiết kế như một thông điệp báo lỗi khiến người dùng cả tin bấm vào, vô tình biến họ thành spammer gửi thư rác tới tất cả những địa chỉ email có trong hòm thư. Sau chưa đầy một tháng, hơn 1 triệu máy tính toàn cầu đã bị nhiễm Mydoom. Tập đoàn phần mềm mã mở SCO treo thưởng 250.000 USD cho ai cung cấp thông tin tìm ra kẻ đã thiết kế và phát tán sâu này. Ngay sau đó, Microsoft cũng tuyên bố sẵn sàng trả số tiền tương tự cho ai hỗ trợ các nhà chức trách bắt giữ tác giả.
Conficker – lây nhiễm 1,1 triệu máy tính trong 24 giờ: Ra đời vào tháng 11/2008, Conficker được lập trình để khai thác lỗi trong phiên bản Windows 2000, XP, Vista, Server 2003 và Server 2008. Sâu này rất khó bị phát hiện và có thể lây nhiễm qua email, USB, ổ cứng ngoài hay thậm chí điện thoại thông minh mà không cần có sự tác động của người sử dụng. Ngay khi xâm nhập hệ thống, Conficker vô hiệu hóa công cụ bảo mật, dịch vụ cập nhật (update) của Windows... Chỉ trong ngày 13/1, hệ thống bị nhiễm Conficker bất ngờ tăng từ 2,4 triệu lên 3,5 triệu. Hiện tổng số máy tính nhiễm sâu ước này tính trong khoảng 9 triệu đến 15 triệu trên toàn cầu, trong đó có những hệ thống của Bộ Quốc phòng Anh, Hải quân Pháp, lực lượng vũ trang Đức...