Như chúng tôi đã trình bày ở bài viết trước, ung thư máu hiện nay là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với loài người. Mỗi năm, chỉ tính riêng ở Mỹ đã có tới 58.000 ca tử vong do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, việc nhận biết được những triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện khi mắc bệnh đồng thời có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt là cách đơn giản và hiệu quả nhất nhất giúp tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện của bệnh ung thư máu
Phương pháp chữa bệnh ung thư máu
Để điều trị bệnh ung thư máu có hiệu quả, nhanh chóng, trước tiên cần phải xác định được một số yếu tố của căn bệnh cũng như tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Dạng bệnh ung thư máu (bệnh ung thư bạch cầu, bệnh lymphoma, bệnh đa u tuỷ).
Tìm hiểu về các dạng ung thư máu tại bài viết: Hậu quả nguy hiểm của bệnh ung thư máu
- Loại bệnh (cấp tính, mãn tính).
- Tuổi tác, giới tính bệnh nhân.
- Tình trạng sức khoẻ.
- Vị trí các tế bào ung thư.
Từ các yếu tố trên, bác sĩ điều trị sẽ có các phương pháp chữa trị bệnh ung thư máu: hoá trị, xạ trị, điều trị sinh học, cấy ghép tế bào gốc tạo máu. Những phương pháp trên thường được sử dụng kết hợp với nhau để tăng hiệu quả và tạo sự thuận lợi trong việc điều trị.
Xạ trị ung thư
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X mang năng lượng cao, tia gamma, chùm electron, proton hoặc một số hạt vật chất có khối lượng nặng để bắn phá các khối u. Cụ thể hơn, chúng có khả năng tạo ra tương tác với tác tế bào của khối u từ đó phá huỷ DNA và hạn chế sự nhân lên của chúng. Phương pháp này có nhược điểm là các tia năng lượng sẽ có thể phá huỷ cả các tế bào có ích.
Hoá trị liệu
Hoá trị liệu là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc có khả năng tiêu diệt các tế bào sinh trưởng nhanh - đặc tính điển hình ở các tế bào ung thư. Phương pháp này có một nhược điểm là nó cũng sẽ huỷ diệt các các tế bào sinh trưởng nhanh như tế bào tuỷ xương, hệ tiêu hoá, nang tóc,... Do đó, ngày nay các loại thuốc hiện đại sử dụng để hoá trị đang khai thác một hướng đi mới. Chúng tác động đến các loại protein bất thường cần thiết cho sự phát triển của tế bào ung thư từ đó hạn chế sự phát triển và nhân lên của chúng.
Điều trị sinh học
Điều trị sinh học là một phương pháp y tế còn khá mới mẻ. Để sử dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ truyền một loại kháng thể đơn dòng vào cơ thể bệnh nhân nhằm giết chết các tế bào ung thư hoặc cải thiện hệ miễn dịch, từ đó thúc đẩy cơ thể tự tìm và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.
Cấy tế bào gốc tạo máu
Phương pháp cấy tế bào gốc tạo máu thường được áp dụng sau khi đã xạ trị hoặc hoá trị. Phương pháp này được tiến hàng bằng cách cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân những tế bào gốc tạo máu khoẻ mạnh (thường là tuỷ), không mắc bệnh để chúng tạo ra các tế bào máu bình thường nhằm thay thế và bổ sung cho các tế bào đã bị phá huỷ trong thời gian mắc bệnh hay sau quá trình điều trị.
Điều trị đông y
Điều trị đông y là cách chữa trị sử dụng những biện pháp như châm cứu, thuốc uống, xoa ngoài da,... Biện pháp này thường được sử dụng khi nạn nhân đã mắc bệnh ở vào giai đoạn cuối. Lúc ấy, các biện pháp chữa trị khác đều đã vô dụng và bác sĩ sẽ chỉ tập trung cố gắng kéo dài sự sống cũng như giảm đi các cơn đau đớn cho bệnh nhân.
Tương tự với các dạng ung thư khác, bệnh ung thư máu có chữa khỏi đươc hay không tuỳ thuộc khá nhiều vào thời gian phát hiện và điều trị cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Nếu như bệnh được phát hiện và chưa trị ngay từ đầu, tỉ lệ các bệnh nhân sống trên 5 năm là khá cao. Nếu bệnh phát hiện quá muộn, các phương pháp chữa bệnh lúc này sẽ hầu như mất hết tác dụng.
Ngoài ra, khi thực hiện các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như sau:
- Các tế bào khoẻ mạnh, các tế bào có thời gian sinh trưởng nhanh có thể bị tiêu diệt “nhầm” sau khi hoá trị và xạ trị sẽ khiến cho cơ thể gặp phải các tình trạng như: sức khoẻ trở nên yếu ớt, thường xuyên bị mệt mỏi, chán ăn, tóc rụng nhiều,...
- Hoá trị có thể gây vô sinh do làm hỏng hoặc biến đổi tinh trùng đối với nam giới. Đồng thời, nữ giới tiếp nhận xạ trị có thể bị hỏng buồng trứng, kém rụng trứng hay thậm chí là diệt trứng.
- Việc cấy ghép tế bào gốc có thể dẫn tới một số phản ứng đào thải các bộ phận ra khỏi cơ thể.
Cách phòng tránh, ngăn ngừa bệnh ung thư máu
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh ung thư máu. Họ mới chỉ tìm được các tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Do đó, biện pháp phòng chống bệnh ung thư máu hiện nay chỉ dừng ở mức tránh xa, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này.
Hạn chế tiếp xúc với chất phóng xạ, tia phóng xạ
Những người thường tiếp xúc với các nguồn năng lượng hạt nhân, năng lượng phóng xạ cần phải mặc đồ bảo hộ đầy đủ theo quy định. Hạn chế làm việc ở những nơi có năng lượng phóng xạ cao. Đồng thời, những người này cũng nên đi khám toàn bộ cơ thể theo thời gian định kỳ hoặc ngẫu nhiên 2 - 3 tháng một lần nếu có điều kiện để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các căn bệnh nói chung.
Hạn chế tiếp xúc với hoá chất độc hại
Không làm việc, tiếp xúc với môi trường có chứa các chất độc hại. Nếu bất đắc dĩ phải tiếp xúc với chúng thì cần tuân thủ đầy đủ quy định về bảo hộ an toàn lao động. Đồng thời, những người thường xuyên làm việc với các loại hoá chất này cũng cần có kế hoạch đi khám định kỳ.
Không hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 70 chất đã biết có khả năng gây ra ung thư trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, không hút thuốc và khuyên nhủ những người chung quanh không hút là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và mọi người khỏi bệnh ung thư máu nói riêng và các bệnh ung thư nói chung.
Có thực đơn ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp cơ thể phòng tránh được rất nhiều loại bệnh nguy hiểm. Theo các chuyên gia, thực đơn ăn uống khoa học giúp phòng chống bệnh ung thư máu là thực đơn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại rau rủ. Đồng thời nên giảm tiêu thụ các loại chất béo.
Tập thể dục đều đặn
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã chứng minh được rằng, tập thể dục đều đăn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư trong đó có ung thư máu. ACS cũng đưa ra chế độ tập luyện khoa học cụ thể với thời gian tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Việc tập thể thao bao gồm các hoạt động chạy bộ, bơi, tập thể lực,...
Trên đây là các phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng chống bệnh ung thư máu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có thêm được những kiến thức giúp bảo vệ bản thân và gia đình để không mắc phải căn bệnh nguy hiểm trên.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin về các căn bệnh ung thư nói chung Tại Đây.