Rác thải là sản phẩm tất yếu của con người. Trong quá trình sinh hoạt, con người sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết sau đó tạo ra rác thải. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khám chữa bệnh,...cũng tạo ra rác thải. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các loại rác thải ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nếu không được thu gom và xử lý đúng cách, rác thải sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm. Vậy nên, để có thể bảo vệ môi trường luôn xanh sạch đẹp, các bạn hãy cùng VnNews360 tìm hiểu xem, rác thải được chia thành mấy nhóm?
Hiện nay, ở một số nơi như: trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,...xuất hiện những thùng rác được kí hiệu khác nhau bên ngoài. Theo đó, mọi người sẽ vứt đúng loại rác như: ly uống nước, khăn giấy, đồ ăn,...vào thùng được kí hiệu. Đây là cách giúp rác được thu gom và phân loại trước khi được đưa đi xử lý. Tuy nhiên, rác thải không đơn giản chỉ có những thứ như trên. Dựa vào các yếu tố khác nhau mà rác thải được chia thành nhiều nhóm. Bao gồm:
Mục lục bài viết
1. Phân loại nhóm rác thải theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: Các loại rác thải như pin ion, tivi hư, ấm siêu tốc cũ, cỏ chai đựng hóa chất, kim tiêm y tế,....được xếp vào nhóm nguy hại vì chúng dễ cháy nổ, có tính oxy hóa và ăn mòn cao. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng lây nhiễm cho con người và các loài sinh vật khác.
- Chất thải không độc hại: Là những loại rác không có những tính chất như nhóm nguy hại, chẳng hạn như: vỏ lon nước ngọt, thức ăn thừa,....
2. Phân loại rác thải theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: Là các loại rác thải sinh ra từ hoạt động ăn uống, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí,....hàng ngày của con người, chẳng hạn như: thức ăn thừa, rễ rau bỏ đi, vỉ đựng thuốc chữa bệnh,....
- Chất thải xây dựng: Vôi vữa, gạch ngói, thạch cao,...từ các hạng mục đập đi để xây lại hoặc sửa chữa chính là rác thải xây dựng.
- Chất thải công nghiệp: Là những loại nước bẩn hoặc chất thải mà các nhà máy, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xả ra môi trường.
- Chất thải y tế: Là những dụng cụ hay thuốc không thể sử dụng để chữa bệnh. Rác thải y tế thường nguy hại vì có khả năng lây nhiễm, chẳng hạn như kim tiêm và bông băng dính máu.
3. Phân loại nhóm rác thải tại nguồn
- Nhóm rác thải hữu cơ: Là những loại chất thải dễ phân hủy, được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người. Chẳng hạn như: thức ăn thừa, rễ rau, củ quả bị hư, bao bì ni lông,....
- Nhóm rác thải vô cơ: Là những loại rác thải khó phân hủy, phải được xử lý bằng các công nghệ hiện đại mới không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, loại rác này cũng có thể tái chế. Một số rác thải được xếp vào nhóm vô cơ như: các loại chai thủy tinh, gốm sứ đã bị vỡ,....
- Nhóm rác thải tái chế: Là tập hợp các loại rác thải hữu cơ hoặc vô cơ khó phân hủy nhưng có thể xử lý để tạo ra những sản phẩm mới, chẳng hạn như: Vỏ chai lọ bằng nhựa, sắt, hoặc nhôm,…; Thùng carton, sách báo cũ; Các loại ghế nhựa, chậu nhựa,....
- Nhóm rác thải không thể tái chế: Là loại rác thải đã qua sử dụng, không thể tái chế, cần phải xử lý triệt để bằng các công nghệ hiện đại để không gây ô nhiễm môi trường.
Trên đây là các nhóm rác thải được phân loại hiện nay mà VnNews360 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết rác thải được chia thành mấy nhóm từ đó phân loại chúng trước khi vứt để góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.