So sánh tương quan lực lượng không quân và hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông trong thời gian vừa qua, nhiều người đang quan tâm đến sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng như của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. 
 

Tương quan lực lượng không quân và hải quân giữa Viêt Nam và Trung Quốc
 

Về không quân của Việt Nam và Trung Quốc

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2. Còn Việt Nam, tính đến năm 2013 Không quân Việt Nam đã có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Có thể thấy, xét về tiêu chí số lượng Không quân Trung Quốc hoàn toàn áp đảo. Tuy nhiên, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm. Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn. Chúng hoàn toàn có thể bẻ gãy các đợt tấn công bằng đường không của đối phương.

Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu. Cùng với đó, các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga.
 

So sánh tương quan lực lượng không quân và hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc

Máy bay SU-27PU của Việt Nam
 

Như vậy, ta có thể thấy mặc dù lợi thế về số lượng hoàn toàn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc nhưng Việt Nam lại có sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại. Cùng với đó là việc chỉ tập trung sức mạng vào không đối không hoặc không đối hải sẽ có thể giúp Việt Nam cân bằng sự chênh lệch về số lượng.
 

Về hải quân của Việt Nam và Trung Quốc

Hiện nay mặc dù Việt Nam đã chú trọng vào phát triển hải quân nhưng cũng phải thừa nhận rằng lực lượng hải quân Việt Nam vẫn còn thua xa so với Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang khoảng 70 tàu ngầm, trong đó có 4 tàu ngầm hạt nhân. Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng hạm đội tàu ngầm nhưng con số chỉ là 6 chiếc Kilo 636.
 

So sánh tương quan lực lượng không quân và hải quân giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tàu ngầm Kilo 636 mang tên Hà Nội 
 

Về tàu sân bay, Trung Quốc chỉ có duy nhất 01 chiếc Liêu Ninh được cải tạo lại từ tàu cũ của Nga. Nó có khả năng mang 24 chiếc máy bay tiêm kích J-15 và 17 máy bay trực thăng. Về phía Việt Nam, nước ta hiện tại không trang bị và cũng không có dự định trang bị cũng như duy trì tàu sân bay gần đây. Hải quân Trung Quốc đang sử dụng 21 tàu khu trục và đang tiếp tục xây dựng thêm 12 chiếc. Hải Quân Việt Nam chưa có chiếc nào loại này. Trung Quốc cũng áp đảo Việt Nam về số lượng tàu tên lửa và tàu hộ vệ tên lửa. Số lượng tàu tên lửa của Trung Quốc lên tới 119 chiếc và số lượng tàu hộ vệ tên lửa là 35 chiếc. Trong khi đó bên Việt Nam những con số tương ứng chỉ là 25 và 4.

Trong tình thế tốt nhất, Việt Nam có thể hy vọng duy trì nguyên trạng để tránh khỏi một cuộc xung đột với Trung Quốc. Một cuộc thăm dò cho thấy mức độ triển khai lực lượng của Việt Nam còn rất hạn chế. Nhưng thái độ phòng thủ tốt nhất của Việt Nam là phối hợp những hệ thống phòng vệ mạnh bao gồm cả lợi thế ngoại giao lẫn kinh tế và truyền thống tinh thần tự lực tự cường bảo vệ Tổ quốc có từ ngàn xưa của ông cha.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là việc sử dụng mạng xã hội để tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin và tương tác online giữa các cá nhân với doanh nghiệp.
Xem tất cả