Mục lục bài viết
- Lãnh đạo giỏi không phải là người ở trên cao “chỉ tay 5 ngón” mà là người hiểu rõ mình nên như thế nào, cần làm gì và biết cách điều binh khiển tướng để hiệu suất làm việc của doanh nghiệp được nâng cao. Vậy tố chất của người lãnh đạo giỏi là gì? Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về vấn đề này.
- Trên đây là một số tố chất của người lãnh đạo giỏi mà VnNews360 chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết bạn đã hiểu hơn về vấn đề để trở thành người lãnh đạo giỏi cần tố chất gì? Chúc bạn sớm thành công!
Lãnh đạo giỏi không phải là người ở trên cao “chỉ tay 5 ngón” mà là người hiểu rõ mình nên như thế nào, cần làm gì và biết cách điều binh khiển tướng để hiệu suất làm việc của doanh nghiệp được nâng cao. Vậy tố chất của người lãnh đạo giỏi là gì? Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về vấn đề này.
1. Dám nghĩ, dám làm và có khả năng ra quyết định
Tố chất đầu tiên chúng ta thường thấy ở các nhà lãnh đạo là dám nghĩ, dám làm và khả năng ra quyết định của họ rất tốt. Khi mà Mark Zuckerberg nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra một mạng xã hội cho toàn thế giới sử dụng ai cũng nghĩ ông ta là một người thật điên rồ. Nhưng vì sự quyết tâm dám nghĩ, dám làm của mình, giờ đây Mark Zuckerberg đã là tỷ phú ở tuổi 30 làm cho cả thế giới phải trầm trồ khen ngợi.
Thực tế hơn để một ý tưởng đưa vào thực hiện có kết quả tốt người lãnh đạo cần có tầm nhìn và cảm quan tốt. Cân nhắc, đánh giá trước quyết định mình sắp đưa ra. Chủ tịch tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng đã từng chia sẻ trước khi đưa ra một quyết định ông thường đi đây đi đó để tham khảo. Cách này giúp cho những quyết định của ông thực tế và sát sườn hơn.
2. Có tầm nhìn xa
Hầu hết những người làm lãnh đạo đều đồng ý với quan điểm, một nhà lãnh đạo thực thụ khác với người quản lý ở chỗ: phải có ý tưởng, có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp cho lãnh đạo vẽ ra các kế hoạch, chiến lược dài hạn đồng thời dự đoán trước được những biến động xảy ra trong tương lai từ đó học cách thích nghi và đón đầu cơ hội.
3. Luôn học hỏi không ngừng
Lenin đã từng nói: “học, học nữa, học mãi”. Điều này còn đúng cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau. Có rất nhiều doanh nhân, nhà lãnh đạo mặc dù họ đã là người rất thành công và ở tuổi đã xế chiều họ vẫn đọc sách, vẫn học tập không ngừng. Một vị doanh nhân từng chia sẻ rằng: “Mọi thứ tôi có được hôm nay có lẽ là do tôi may mắn là một người ham học và biết được nhiều điều khôn ngoan của loài người”.
Lãnh đạo học tập để tăng giá trị cho bản thân cũng như tăng tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Qua việc không ngừng học hỏi, lãnh đạo sẽ tích lũy được nhiều kiến thức để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp cũng như để theo kịp với thời đại. Sức ép cạnh tranh hiện đại không cho phép bạn làm với cách cũ và tư duy cũ.
4. Biết lắng nghe ý kiến nhân viên
Nhà lãnh đạo giỏi là người luôn theo dõi sát sao từng bước tiến của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến từ nhân viên.
Nhưng theo các chuyên gia, muốn nghe được những lời chia sẻ thật lòng của nhân viên, quan trọng là thái độ lắng nghe từ lãnh đạo. Đó là thái độ tôn trọng, tập trung, ghi nhận và đặc biệt là phải thực sự muốn lắng nghe. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải cởi mở, vượt lên cái tôi của mình để lắng nghe góp ý của nhân viên.
5. Biết tìm người và giữ người
Việc khó nhất của nhà lãnh đạo là tìm đúng người cần tìm. Bởi tìm được một quản lý, nhân viên vừa giỏi kiến thức, chuyên môn, vừa có bản lĩnh làm việc, vừa có tầm nhìn xa ...rất khó. Các nhà lãnh đạo phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên tận tụy với công việc, có tinh thần hợp tác vì mục tiêu chung. Chính vì thế nên rất nhiều doanh nghiệp tập trung đào tạo nhân viên để tạo ra đội ngũ biết việc và làm được việc.
Theo Harvey Mackay, bậc thầy giảng dạy về nghệ thuật lãnh đạo: “Lãnh đạo giỏi phải có khả năng nhận diện, thu hút và giữ chân nhân tài”. Muốn vậy, ngoài thuật tin dùng người, không gì hơn bằng việc tạo môi trường thân thiện và được khen thưởng xứng đáng.