Hầu như mỗi chúng ta, ai cũng đặt niềm tin của mình vào một tôn giáo nào đó. Và không biết từ khi nào, tôn giáo đã trở thành một phần tất yếu, không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của mỗi con người. Không những thế, tôn giáo còn có nhiều ảnh hưởng to lớn đến chính trị, xã hội, văn hóa và giáo dục. Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu xem tôn giáo sinh ra để làm gì và có ý nghĩa như thế nào?
Mục lục bài viết
Mục đích và ý nghĩa chung của tôn giáo khi được sinh ra
Theo các nhà nghiên cứu, tôn giáo đã tồn tại rất lâu, từ lúc con người vừa biết lao động và sản xuất. Thời gian này, kiến thức của con người còn hạn chế, họ cảm thấy sợ hãi trước thiên nhiên to lớn và huyền bí. Vậy nên, con người bắt đầu tôn thờ những vật mang ý nghĩa sinh sôi, nuôi dưỡng sự sống như: thờ hình ảnh phụ nữ, lúa, khoai,….Đó là khởi nguồn của tôn giáo ngày nay. Con người tin vào tôn giáo, thần thánh vì cho rằng điều đó sẽ giúp cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Không thể phủ nhận tôn giáo đã giúp chúng ta có một đời sống tinh thần thoải mái, an nhiên hơn thông qua những lời răn dạy trong kinh sách, giáo lý. Nhờ có tôn giáo mà các hành vi của con người cũng được quy vào khuôn khổ, chuẩn mực hơn. Bằng chứng là hầu như tất cả các tôn giáo như: Ki-tô giáo, Phật giáo, Hồi giáo,…đều quy định cách cư xử của tín đồ theo đạo đối với người trong gia đình và mọi người xung quanh. Nhờ có tôn giáo, đời sống của người nghèo khổ và bất hạnh trong xã hội cũng được quan tâm và cải thiện nhiều hơn, thông qua các chương trình từ thiện của giáo hội.
Ý nghĩa của một số tôn giáo lớn trên thế giới
Theo ước tính, trên thế giới có tổng cộng khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau, bao gồm những tôn giáo lớn, vừa, nhỏ và các tôn giáo dân gian. Sau đây là ý nghĩa của 4 tôn giáo lớn nhất hiện nay là: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
1. Ki-tô giáo
Ki-tô giáo đã trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, có những đóng góp không nhỏ đến văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,…của các nước phương Tây. Tôn giáo này còn là một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà triết học và kiến trúc. Ki-tô giáo giúp con người biết sống thánh thiện, có hiếu với cha mẹ, cư xử phải phép trong các mối quan hệ xã hội khác,….
2. Hồi giáo
Hồi giáo giúp con người biết cầu nguyện, bố thí, ăn chay, kính trọng cha mẹ, luôn đấu tranh vì sự thật và những điều tốt đẹp, không bị cái xấu thao túng, không phán xét người khác,…thông qua những lời dạy được nêu rõ trong kinh Coran.
3. Ấn Độ giáo
Người Ấn Độ giáo tin vào nghiệp báo nên họ luôn sống đạo đức và thánh thiện, không làm những việc xấu. Ấn Độ giáo giúp con người điều chỉnh hành vi phù hợp với giai cấp của mình. Nhìn chung, các quy tắc của Ấn Độ giáo giúp con người thoát khỏi nghiệp báo và sự luân hồi, khổ đau.
4. Phật giáo
Phật giáo giúp con người có một trái tim nhân hậu, tâm hồn an lạc trước mọi tình huống. Tương tự như Ấn Độ giáo, Phật giáo cũng hướng con người đến sự giải thoát, giác ngộ, thoát khỏi sự khổ đau của nghiệp báo.
Trên đây là ý nghĩa của tôn giáo đối với đời sống của con người và xã hội mà VnNews360 muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã trả lời được câu hỏi tôn giáo sinh ra để làm gì và hiểu rõ hơn về một số tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay.