Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Khi bắt đầu kinh doanh, các nhà đầu tư cần chọn đúng loại hình doanh nghiệp để công ty hoạt động hiệu quả nhất. Hiểu rõ về ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam  sẽ giúp bạn không còn khó khăn trong việc lựa chọn hình thức hoạt động cho công ty của mình. Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.
 

ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay của Việt Nam là: công ty cổ phần (CTCP), công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Cty TNHH MTV), công ty trách nhiệm hữu hạn đa thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Mỗi loại hình doanh nghiệp đều sẽ có những ưu - nhược điểm riêng như:

1. Công ty cổ phần

Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số hiện nay. CTCP có vốn điều lệ được chia làm các phần bằng nhau. Người góp vốn được gọi là cổ đông, số lượng tối thiểu là 3 và tối đa là không hạn chế. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm:

- Ít rủi ro cho các cổ đông.

- Cổ đông được quyền tự ý bán hoặc sang nhượng cổ phần cho cá nhân, tổ chức khác.

- Dễ dàng huy động vốn vì không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.

- Là loại hình doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu.
 

ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc điều hành sẽ trở nên phức tạp vì khó thống nhất ý kiến.

- Việc thành lập công ty cổ phần phức tạp vì có nhiều ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán.

- Ít có sự tin tưởng của đối tác vì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.
 

2. Công ty TNHH MTV

Là loại hình doanh nghiệp chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm:

- Chủ sở hữu có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của công ty.

- Ít rủi ro cho chủ sở hữu.

- Dễ dàng sang nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
 

ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Không có khả năng huy động vốn, không được phát hành các loại cổ phiếu hay trái phiếu.

- Nếu muốn thay đổi vốn điều lệ phải làm thủ tục sang nhượng công ty hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.

- Ít có sự tin tưởng của đối tác vì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.
 

3. Công ty TNHH đa thành viên

Công ty TNHH đa thành viên là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn, cùng làm chủ sở hữu. Các thành viên làm chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm:

- Ít rủi ro cho chủ sở hữu.

- Khả năng huy động vốn cao.

- Các thành viên có quyền bán, sang nhượng vốn cho cá nhân hoặc tổ chức khác.

ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Ít có sự tin tưởng của đối tác vì các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.

- Không thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
 

4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là cá nhân cùng tham gia góp vốn và làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý, điều hành công ty và chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Ưu điểm:

- Dễ có sự tin tưởng của đối tác vì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

- Dễ dàng huy động vốn.

ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Nhược điểm:

- Rủi ro cao đối với các thành viên làm chủ sở hữu.

- Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
 

5. Doanh nghiệp tư nhân

Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

Ưu điểm:

- Chủ sở hữu có quyền quyết định toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

- Dễ có sự tin tưởng của đối tác vì chủ sở hữu phải chịu trách vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.

ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Rủi ro cao đối với chủ sở hữu.

- Không được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.

Sau khi tham khảo bài viết, hi vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về các loại hình doanh nghiệp và ưu nhược điểm của chúng, từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.

Tin tức khác

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Khám phá sức mạnh và các hình thức sales promotion trong marketing hiện đại để bứt phá doanh số và khơi dậy nhu cầu mua sắm từ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng không đơn giản chỉ là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn là nghệ thuật tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Xem tất cả