Các câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên khi phỏng vấn

Là nhà tuyển dụng, ai cũng mong muốn tìm được cho công ty, doanh nghiệp mình những ứng viên giỏi và tận tâm với nghề. Chính vì vậy mà trước khi quyết định lựa chọn ứng viên nào đó cho vị trí đang ứng tuyển, các nhà tuyển dụng thường tổ chức một buổi phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn này, các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi để thông qua đó tìm hiểu về con người, trình độ và cách ứng xử của người xin việc. Vậy các câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên khi phỏng vấn là gì?
 

Các câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên khi phỏng vấn
 

Những câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên

Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi đại loại như: hãy giới thiệu về bạn? Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì? Tại sao bạn muốn làm ở công ty chúng tôi,....cho ứng viên. Mô tuýp này thường sẽ không giúp cho nhà tuyển dụng tìm được những ứng viên nổi trội. Vậy nên, thay vì áp dụng mô tuýp trên, bạn hãy đặt ra những câu hỏi như sau cho ứng viên:

1. Bạn hãy tự đánh giá khả năng đóng góp của mình cho công ty?

Đây là dạng câu hỏi mà các nhà tuyển dụng có thể đặt ra để phân nhóm ứng viên. Nhóm ứng viên nhiệt huyết, làm việc vì đam mê, muốn cống hiến cho công ty sẽ đưa ra những mục tiêu và con số cụ thể về khả năng đóng góp cho công ty. Nhóm ứng viên làm việc vì tiền, họ thường chỉ làm việc xứng đáng với đồng lương mình được trả. Thay vì đặt ra mục tiêu và con số cụ thể, họ sẽ chỉ đưa ra một câu trả lời chung chung và hứa sẽ cố gắng thực hiện nó đồng thời đảm bảo không mắc sai lầm.

2. Theo bạn, tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì người khác?

Khi đặt ra câu hỏi này, các nhà tuyển dụng sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được ứng viên phù hợp mà không cần phải mất nhiều thời gian so sánh. Nếu là một ứng viên thông minh, họ sẽ biết phải phô bày ra thế mạnh của mình để được nhà tuyển dụng lựa chọn trước hàng trăm bộ hồ sơ mô tả bản thân na ná nhau.

3. Nếu có thể bắt đầu lại sự nghiệp, liệu bạn có đưa ra một lựa chọn khác?

Đối với câu hỏi này, các nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu được một phần về sự nghiệp của ứng viên vào khoảng thời gian trước đó. Một người có niềm yêu thích và đam mê đặc biệt với công việc mình đang làm sẽ không thấy hối hận về sự lựa chọn của mình. Thông qua đó, các nhà tuyển dụng có thể xác định được, ứng viên đang phỏng vấn có dự định hợp tác lâu dài với công ty, doanh nghiệp của mình hay không?
 

Các câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên khi phỏng vấn
 

4. Bạn nghĩ, quản lý cũ sẽ trả lời ra sao khi nói về vấn đề bạn cần cải thiện?

Thông qua câu hỏi này, các nhà tuyển dụng có thể nắm được điểm yếu của ứng viên. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng có thể biết được sự chân thành cũng như thái độ của ứng viên đó có tốt hay không. Một người luôn biết điểm yếu của mình là gì? Cố gắng khắc phục sẽ tốt hơn rất nhiều so với ứng viên không tự biết bản thân mình sai ở đâu và còn chỗ nào chưa tốt.

5. Mô tả về người quản lý tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc chung

Nếu đã nhắm đến ứng viên mình đang phỏng vấn, các nhà tuyển dụng nên đặt ra câu hỏi trên để thông qua đó, xác định được một phần tính cách của họ. Những ứng viên có thái độ làm việc tốt, sẽ luôn mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có văn hóa. Ngoài ra, khi để họ đánh giá về quản lý đã từng làm việc chung bạn có thể thông qua đó đánh giá được ứng viên mình đang phỏng vấn thuộc tuýp người nào khi làm việc.

6. Điều gì sẽ tạo động lực cho bạn trong công việc?

Bạn nhận thấy được tiềm năng của ứng viên đang phỏng vấn, bạn mong muốn được hợp tác lâu dài với họ? Hãy đặt ra câu hỏi về động lực cho ứng viên trong công việc là gì để thông qua đó, xác định công ty, doanh nghiệp mình có đáp ứng được những đãi ngộ họ mong muốn hay không? Bên cạnh đó khi đặt ra câu hỏi này, các nhà tuyển dụng có thể xác định được ứng viên mình đang phỏng vấn làm việc vì đam mê hay vì tiền.
 

Các câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên khi phỏng vấn
 

7. Điều gì có thể làm cho bạn bị suy sụp khi làm việc?

Câu hỏi này cùng với câu hỏi trên sẽ giúp cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên phù hợp với văn hóa, cách làm việc của doanh nghiệp. Hỏi về điều làm ứng viên suy sụp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thất bại họ đã từng trải qua, thông qua đó điều chỉnh môi trường, phương pháp làm việc hay phúc lợi để giúp ứng viên có thể hoàn thành công việc một cách thuận lợi, dễ dàng nếu họ trúng tuyển.

8. Bạn cảm thấy mình sẽ như thế nào trong 10 năm nữa?

Để kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy đặt ra cho ứng viên câu hỏi trên. Với câu hỏi này, bạn sẽ thấy được sự cầu tiến, tham vọng của họ trong công việc. Nếu là người tự tin, họ sẽ hào hứng để nói về những mục tiêu mà sự nỗ lực để gặt hái được thành quả.

Trên đây là các câu hỏi nhà tuyển dụng nên hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn mà VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết trên, ở vị trí là một nhà tuyển dụng, bạn sẽ tìm được cho công ty, doanh nghiệp mình những ứng viên sáng giá và phù hợp.

Tin tức khác

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Tìm hiểu upsell là gì, lợi ích và các chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Khám phá lợi ích và nghệ thuật áp dụng kỹ thuật cross selling để lôi kéo khách hàng mở hầu bao, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Khám phá các đặc trưng định hình và yếu tố cốt lõi để có thể khởi nghiệp startup thành công trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, biến động.
Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khám phá những bí quyết xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để xây dựng lòng trung thành, tăng trưởng doanh thu và vượt xa đối thủ.
Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Khám phá ngay cách hoạt động của mô hình kinh doanh dropshipping đang rất được ưa chuộng mà không cần lo lắng về vấn đề tồn kho hay vận chuyển.
Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Xem tất cả