Các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự là gì?

Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người thực hiện những hành vi trái với pháp luật như: trộm cướp, lừa đảo, đe dọa đến tính mạng, xúc phạm đến danh dự của người khác,....Tuy nhiên để có thể cáo buộc, kết luận những người này là tội phạm cần phải dựa vào những dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu những người này có đủ những yếu tố và dấu hiệu cấu thành tội phạm thì mới là tội phạm. Ngược lại nếu thiếu một trong số những dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ không phải là tội phạm. Vậy các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 

Các yếu tố và dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự

Để kết luận một người thực hiện hành vi phạm tội là tội phạm, cần phải dựa vào những dấu hiệu cấu thành tội phạm. Theo Bộ luật hình sự Việt Nam, dấu hiệu cấu thành tội phạm được chia thành 2 nhóm.

► Nhóm thứ nhất - các dấu hiệu cấu thành tội phạm không bắt buộc: Tức là những dấu hiệu này đã được quy định rõ ràng trong luật hình sự cho từng tội phạm cụ thể chứ không bắt buộc phải có ở tất cả tội phạm. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm không bắt buộc bao gồm: Hậu quả của hành vi phạm tội; Động cơ và mục đích phạm tội; Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.

► Nhóm thứ hai - các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc: Tức là những dấu hiệu này được quy định rõ ràng trong luật hình sự là bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc bao gồm: Mặt khách thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm; Mặt chủ thể của tội phạm.
 

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự bắt buộc

Một người thực hiện hành vi phạm tội nếu có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách quan của tội phạm và chủ quan của tội phạm thì sẽ bị cáo buộc là tội phạm. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc cụ thể như sau:

► Yếu tố khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Ví dụ như một người có hành vi gây thương tích cho người khác tức là đã vi phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của nạn nhân.

► Yếu tố chủ thể của tội phạm là người gây ra những hành vi phạm tội có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi quy định theo quy định của Pháp luật để chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã gây ra.

► Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của người phạm tội như: hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; hậu quả cũng như tác hại của hành vi tội phạm gây ra; địa điểm, thời gian, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội,….

Yếu tố chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội như: thái độ, tâm lí khi phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội,….

Trên đây là các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự được quy định rõ ràng trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Nếu một người thực hiện hành vi phạm tội mà có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị kết tội và phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của hành vi mình đã gây ra. Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn biết được các dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự là gì?

Tin tức khác

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Tìm hiểu upsell là gì, lợi ích và các chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Khám phá lợi ích và nghệ thuật áp dụng kỹ thuật cross selling để lôi kéo khách hàng mở hầu bao, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Khám phá các đặc trưng định hình và yếu tố cốt lõi để có thể khởi nghiệp startup thành công trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, biến động.
Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khám phá những bí quyết xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để xây dựng lòng trung thành, tăng trưởng doanh thu và vượt xa đối thủ.
Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Khám phá ngay cách hoạt động của mô hình kinh doanh dropshipping đang rất được ưa chuộng mà không cần lo lắng về vấn đề tồn kho hay vận chuyển.
Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Xem tất cả