Khi bạn ăn, thực phẩm sẽ được nghiền nát ở miệng sau đó đi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già để được xử lý, tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã. Vậy đường đi của nước trong cơ thể như thế nào? Có giống với đường đi của thực phẩm hay không?
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về đường đi của nước trong cơ thể
Khác với thực phẩm khi bạn ăn, chúng được tiêu hóa ngay ở miệng thì với nước chúng sẽ đi thẳng đến thực quản mà bạn không cần phải nhai. Khi đến thực quản nước sẽ đến dạ dày và trộn lẫn với thức ăn đang được tiêu hóa.
Tiếp theo chúng sẽ đi đến ruột non. Tại đây, nước sẽ được hấp thụ trực tiếp qua các tế bào biểu mô bao phủ trên đường ruột. Lượng nước mà bạn cung cấp cho cơ thể sẽ được ruột non hấp thụ đến 90%. 10% còn lại được đẩy đến ruột già. Ruột non là bộ phận có bề mặt tương đối lớn nên có khả năng hấp thụ nhanh. Ngoài khả năng hấp thụ 1,5 – 03 lít nước mà bạn cung cấp cho cơ thể mỗi ngày thì chúng còn có thể chứa đến 08 – 10 lít nước được hấp thụ. Lượng nước mà ruột non hấp thụ sẽ theo máu đi đến các cơ quan khác trong cơ thể.
10% nước mà ruột non không hấp thụ sẽ đi đến ruột già. Tại đây thì lượng nước dư thừa sẽ được ruột già hấp thụ hết khả năng. Phần còn lại thì sẽ được đào thải ra ngoài.
Như vậy bạn đã biết đường đi của nước trong cơ thể là như thế nào? Vì lượng nước mà bạn cung cấp cho cơ thể phần lớn là do ruột non hấp thụ cho nên khi bạn uống quá nhiều nước một lần hay uống quá nhiều nước mỗi ngày, ruột non sẽ không kịp hấp thụ hoặc hấp thụ không hết và đẩy đến ruột già. Vì ruột già không có khả năng hấp thụ như ruột nên nên lượng nước mà bạn cung cấp sẽ bài tiết hết ra ngoài nên vừa không đến được với các cơ quan trong cơ thể mà còn làm hệ bài tiết của bạn phải làm việc vất vả hơn. Vậy nên bạn cần phải cung cấp đủ lượng nước và cơ thể cần mỗi ngày và uống theo cách khoa học để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.