Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai

Đất đai là một loại tài sản đặc biệt và giá trị nên có không ít các trường hợp tranh chấp xảy ra hàng ngày. Nếu các cá nhân, tổ chức liên quan không thể tự hòa giải thì có thể nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy trình tự giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về vấn đề này.


Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai
 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi phát sinh tranh chấp đất đai, nếu hai bên không thể tự thỏa thuận, hòa giải thì có thể gửi đơn đến UBND phường, xã (nơi xảy ra tranh chấp) để được xử lý. UBND sẽ phối hợp cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai. Thời hạn giải quyết hòa giải là 45 ngày kể từ ngày UBND nhận được đơn. Nếu việc hòa giải không thành công thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc về tòa án nhân dân, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, Điều 203, Luật đất đai năm 2013 quy định nếu tranh chấp đất đai được hòa giải ở UBND cấp xã không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

- Khoản 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Khoản 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết theo quy định sau đây:

 a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

- Khoản 3: Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

 b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Khoản 4: Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai
 

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Để giúp người dân và các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng thực hiện giải quyết tranh chấp, Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã có những quy định về trình tự giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai.

1. Giải quyết tranh chấp đất đai UBND cấp xã:

- Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp đồng thời thu thập các giấy tờ có liên quan đến nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện trạng đất do các bên tranh chấp cung cấp.

- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất và tổ chức họp hòa giải. Trong cuộc họp phải có sự tham gia của các bên tranh chấp và thành viên Hội đồng hòa giải. Trường hợp các bên tranh chấp không có mặt thì việc hòa giải coi như không thành.

- Sau khi cuộc họp hòa giải kết thúc, các thông tin về: thời gian, địa điểm hòa giải; thành phần tham dự; nội dung tóm tắt của buổi họp; ý kiến của các bên tranh chấp cũng như của Hội đồng hòa giải;....cần được ghi vào biên bản. Biên bản này cần có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng hòa giải, các bên tham gia tranh chấp, con dấu của UBND xã. Cuối cùng, gửi biên bản này cho các bên tranh chấp. Nếu có ý kiến, Chủ tịch UBND sẽ họp lại để lấy ý kiến bổ sung, thành lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

- Nếu hòa giải thành mà có thay đổi về ranh giới đất hoặc chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định theo Khoản 5 Điều 202 Luật đất đai.

- Nếu hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà một trong các bên hay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.

Giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai

2. Trình tự hòa giải ở UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy trình sẽ được tiến hành tương tự như trên đối với các trường hợp thuộc khoản 3 Điều 203, Luật đất đai 2013.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tố tụng dân sự tại tòa án:

- Việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện tranh chấp đất tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp.

- Người khởi kiện gửi đơn kiện, tài liệu, chứng cứ đến tòa án và thực hiện việc tạm ứng án phí, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án. Sau đó, Tòa sẽ tiến hành hòa giải bắt buộc do Tòa án chủ trì.

- Trường hợp hòa giải thành thì Tòa sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 mà các bên không có ý kiến thì hòa giải chính thức kết thúc.

- Trường hợp hòa giải không thành thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử. Trong quá trình xử, các bên có quyền thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý với kết quả, các bên có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Trên đây là một số thông tin về các trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Luật đất đai của Nhà nước Việt Nam mà VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn sẽ dễ dàng xử lý, giải quyết khi gặp phải trường hợp tranh chấp đất đai trong thực tế.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là việc sử dụng mạng xã hội để tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin và tương tác online giữa các cá nhân với doanh nghiệp.
Xem tất cả