Hợp nhất kinh doanh là gì?

Với sự phát triển của nền kinh tế, việc hợp nhất kinh doanh đã trở thành loại hình khác phổ biến. Bằng hình thức đó, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi tích cực trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hợp nhất kinh doanh là gì cũng như những lợi ích mà loại hình phổ biến hiện nay mang lại.

Hợp nhất kinh doanh là gì?

Khái niệm hợp nhất kinh doanh

Nhiều người vẫn đang rất thắc mắc hợp nhất kinh doanh là gì? Trên thực tế, đây là thuật ngữ được dùng để chỉ sự kết hợp của các công ty, doanh nghiệp nhằm tạo thành một tổ chức lớn. Chiến lược này được thực hiện thường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách cắt giảm nhân sự và rút gọn một số quy trình không cần thiết. Hợp nhất kinh doanh thường gắn liền với hoạt động mua bán và sáp nhập giúp doanh nghiệp tập tiết kiệm chi phí dài hạn và mở rộng thị phần.

Sau khi thực hiện việc hợp nhất kinh doanh, bên mua sẽ có quyền nắm kiểm soát toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp đã bị mua lại. Tuy nhiên trước khi tiến hành hợp nhất, bên mua cần phải đánh giá toàn bộ tài sản được mua, nợ phải trả và các cổ đông nắm quyền kiểm soát của bên bị mua. Bên cạnh đó, còn phải tính toán về lợi nhuận mua hàng hoặc lợi thế thương mại.
 

Hình thức hợp nhất kinh doanh
 

Các hình thức hợp nhất kinh doanh

Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp nhất kinh doanh cũng có nhiều hình thức khác nhau. Việc lựa chọn hợp nhất theo hình thức nào là phụ thuộc vào chiến lược và bản chất của các doanh nghiệp liên quan. Trong đó, các hình thức hợp nhất kinh doanh bao gồm:

Hợp nhất theo luật định bằng việc kết hợp để tạo ra một tập đoàn mới, lớn hơn.

- Hợp nhất theo luật định khi phá sản xảy ra trong trường hợp bên mua thanh lý tài sản của bên bị mua. Lúc này, bên mua có thể kết hợp hoặc tháo gỡ hoạt động kinh doanh của bên bị mua.

- Mua lại cổ phiếu hoặc quyền kiểm soát của một công ty khác. Để có thể trở thành cổ phần đa số, bên mua phải cơ hơn 50% cổ phiếu của bên bị mua và trong trường hợp này cả hai công ty sẽ cùng hoạt động trên thị trường.

Sau khi đã tiến hành xong việc hợp nhất, sẽ có một doanh nghiệp mới được thành lập và nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp khác tham gia hợp nhất. Điều này cũng dẫn đến sự hình thành của công ty mẹ và công ty con. Trong đó, bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bán sẽ là công ty con.
 

Các hình thức hợp nhất kinh doanh
 

Ý nghĩa của hoạt động hợp nhất kinh doanh

- Giảm chi phí: Việc hợp nhất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp loại bỏ được một số chức năng hành chính, cắt giảm nhân viên và một số quy trình hoạt động nhưng vẫn đảm bảo các công việc được diễn ra hiệu quả.

- Tăng doanh thu: Khi có sự hợp nhất, doanh nghiệp sẽ đủ lớn để phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Điều này giúp gia tăng quy mô thị trường, dẫn đến doanh số và lợi nhuận cũng tăng lên. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới.

- Thu hút đối tác: Hợp nhất kinh doanh là cách để doanh nghiệp trở nên lớn mạnh và dẫn đầu trong ngành. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập thương hiệu lớn mạnh trên thị trường, giảm số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, công ty hợp nhất sẽ có nhiều quyền lực hơn trong việc đưa ra các thỏa thuận với đối tác.
 

Những hình thức hợp nhất kinh doanh
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Vnnews360 để bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp hợp nhất kinh doanh. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm thông tin về các phương pháp mới giúp cho hoạt động kinh doanh của mình trở nên hiệu quả hơn.

Tin tức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Xem tất cả