Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn các ứng viên

Để có thể đánh giá và chọn lọc được những ứng viên sáng giá nhất, các nhà tuyển dụng thường tổ chức buổi phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn này, các nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi để thông qua đó kiểm tra năng lực, trình độ đồng thời tìm hiểu về tính cách và con người của từng ứng viên. Vậy nên để có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần chuẩn bị cho mình một tâm lý ổn định và những câu trả lời thật hay đối với câu hỏi được đặt ra. Và để làm được điều đó, các bạn hãy cùng tham khảo những câu hỏi nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn ứng viên mà Vnnews360 chia sẻ.
 

Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn các ứng viên
 

Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn

1. Tự giới thiệu về bản thân

Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên giới thiệu về bản thân bằng câu hỏi “Bạn có thể giới thiệu cho chúng tôi biết về bản thân được không?”. Mục đích của các nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này chỉ đơn giản muốn nắm được những thông tin cơ bản như: tên, tuổi để dễ dàng giao tiếp. Bên cạnh đó, đây cũng là một bài kiểm tra nhỏ để đánh giá cách ứng xử, giao tiếp của bạn. Vậy nên hãy bình tĩnh để giới thiệu những thông tin cơ bản như: tên, tuổi, quê quán, ngành nghề cũng như trường đã theo học một cách tự tin và lưu loát.
 

Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn các ứng viên
 

2. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Các nhà tuyển dụng sẽ muốn biết, bạn biết gì về công ty của họ, từ đó có thể đánh giá được sự nghiêm túc của bạn khi đi xin việc. Vậy nên bạn hãy dành ra một chút thời gian để tìm hiểu về lĩnh vực họ đang hoạt động, quá trình phát triển và những thành tựu đã từng đạt được. Các nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng với những hiểu biết thấu đáo của bạn về công ty.

3. Tại sao bạn muốn làm công việc này?

Họ muốn biết bạn muốn ứng tuyển vào vị trí đang thiếu là vì gì? đam mê hay tiền lương được trả? Mặc dù bạn đi làm là vì tiền lương nhưng các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn vẫn chính là sự nhiệt huyết và đam mê đối với công việc của bạn. Vậy nên hãy chứng tỏ bạn ứng tuyển vào vị trí đang còn thiếu là vì đam mê hoặc đúng với những chuyên ngành mình đã được học. Các nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thực sự không hài lòng khi bạn trả lời làm việc vì tiền lương được trả.

4. Điểm mạnh của bạn là gì?

Câu hỏi này đưa ra đồng nghĩa với việc bạn phải thuyết phục các nhà tuyển dụng phải chọn bạn thay vì những ứng viên khác. Bạn có thể kể về những kinh nghiệm, những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp thông qua dẫn chứng cụ thể. Nếu bạn không có kinh nghiệm, hãy nói về những kỹ năng mềm mà mình đã được học cũng như kể về những ưu điểm của bạn thân như: tinh thần lạc quan, luôn đúng giờ, có trách nhiệm,....Hãy tập trung trình bày những điểm mạnh của mình một cách ngắn gọn, đừng nên khoe mẽ chúng một cách dông dài và “không có hồi kết”.

5. Điểm yếu của bạn là gì?

Ai cũng có điểm yếu và gặp phải những thất bại trong sự nghiệp. Vậy nên đừng có tỏ ra mình là người hoàn hảo và không hề có bất cứ một khuyết điểm nào khi trả lời nhà tuyển dụng về câu hỏi này. Hãy kể về những điểm yếu của mình một cách chân thành và thể hiện được việc đang cố gắng để cải thiện, khắc phục chúng.
 

Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn các ứng viên
 

6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng thông qua đó các nhà tuyển dụng có thể nhìn thấu con người bạn. Nếu bạn là một người một người khéo léo và thông minh, nhất định không nên nói xấu về công ty cũ. Đừng vạch áo cho người xem lưng, hãy nhìn nhận việc mình đã học được rất nhiều điều từ công ty cũ để thể hiện sự biết ơn, đồng thời nói ra mong muốn có được cơ hội tốt hơn để phát triển bản thân nên mới nghỉ việc.

7. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Chắc hẳn trước khi ứng tuyển, bạn đã tham khảo mức lương mà các nhà tuyển dụng đưa ra. Tất nhiên bạn sẽ xin ứng tuyển ở nơi có mức lương cao hơn so với công ty cũ. Vậy nên khi được hỏi về mức lương mong muốn là bao nhiêu, bạn chỉ cần đưa ra con số ở giữa của mức lương nhà tuyển dụng đưa ra. Sau đó nếu được lựa chọn hãy chứng tỏ năng lực của mình để các nhà tuyển dụng cảm thấy bạn xứng đáng với mức lương mà họ trả.
 

Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn các ứng viên
 

8. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Khi đặt ra câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng muốn được nhìn thấy tham vọng của bạn. Vậy nên đừng quá khiêm tốn, hãy đặt ra những mục tiêu lớn mà bạn tin mình có thể đạt được hoặc mong muốn đạt được trong tương lai. Hãy cho các nhà tuyển dụng thấy lòng nhiệt huyết, đam mê và chí tiến thủ trong công việc của bạn.

Trên đây là những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn mà VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi mình những gì trong buổi phóng vấn xin việc từ đó chuẩn bị câu trả lời thật hay, thật thông minh và khéo léo để được lựa chọn.

Tin tức khác

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Upsell là gì? Các chiến lược upsales khéo léo không nên bỏ qua

Tìm hiểu upsell là gì, lợi ích và các chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Cross selling là gì? Nghệ thuật móc túi khách hàng với cross sell

Khám phá lợi ích và nghệ thuật áp dụng kỹ thuật cross selling để lôi kéo khách hàng mở hầu bao, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng.
Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Startup là gì? Những điều cần biết về khởi nghiệp startup

Khám phá các đặc trưng định hình và yếu tố cốt lõi để có thể khởi nghiệp startup thành công trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, biến động.
Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khách hàng thân thiết là gì? Lợi ích và cẩm nang xây dựng

Khám phá những bí quyết xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để xây dựng lòng trung thành, tăng trưởng doanh thu và vượt xa đối thủ.
Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Dropshipping là gì? Từ A - Z về mô hình kinh doanh dropshipping

Khám phá ngay cách hoạt động của mô hình kinh doanh dropshipping đang rất được ưa chuộng mà không cần lo lắng về vấn đề tồn kho hay vận chuyển.
Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Thay đổi cuộc chơi với những bí quyết bán hàng online đỉnh cao

Khám phá cách bán hàng online đỉnh cao để cạnh tranh trên thị trường, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Xem tất cả