Mọi tội phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) cho hậu quả của hành vi mà mình đã gây ra. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, sau khi thực hiện các hành vi gây đe dọa, nguy hiểm cho xã hội nhưng không bị coi là tội phạm đồng thời được loại trừ TNHS nên sẽ không phải chịu án phạt. Vậy loại trừ TNHS là gì? Những tiết tiết nào được loại trừ trách nhiệm hình sự?
Mục lục bài viết
Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?
Loại trừ trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của Bộ luật hình sự Việt Nam, quy định về những sự việc, hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý, hình sự nhưng không bị coi là tội phạm hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đặc điểm cơ bản của những trường hợp được loại trừ TNHS đó là: thực hiện các hành vi gây thiệt hại bị luật hình sự cấm và được quy định trong điều luật cụ thể nhưng được coi là hợp lý về mặt pháp lý. Thực hiện hành vi gây lỗi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, mọi người xung quanh trong giới hạn. Hành vi gây lỗi không đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm.
Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, đã đưa ra quy định về các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự và cụ thể như sau:
► Điều 20: Những người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do một sự kiện bất ngờ nào đó có thể xảy ra thì không phải chịu TNHS do thiếu yếu tố lỗi và dấu hiệu về mặt chủ quan để cấu thành tội phạm.
► Điều 21: Những người thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác liên quan đến nhận thức, không có khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ không phải chịu TNHS do thiếu dấu hiệu về mặt chủ quan để cấu thành tội phạm.
► Điều 22: Những người thực hiện hành vi phạm lỗi với mục đích phòng vệ chính đáng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân, cho mọi người xung quanh cũng như các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Tuy nhiên trong trường hợp này, hành vi phạm lỗi phải tương xứng, không vượt quá hành vi xâm hại.
► Điều 23: Người phạm lỗi trong những tình thế cấp thiết, bắt buộc phải thực hiện các hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, mọi người xung quanh cũng như các tổ chức, cơ quan,...trước những hành vi có mức độ gây nguy hiểm, thiệt hại cao hơn.
► Điều 24: Những người thực hiện hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hoặc sử dụng vũ khí để bắt giữ tội phạm sẽ không bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên để được xét vào trường hợp được loại trừ TNHS này, người gây ra hành vi gây hại phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện: hành vi gây hại trong khi bắt giữ phải thuộc về chủ thể có thẩm quyền; hành vi gây hại phải là biện pháp cuối cùng; chỉ sử dụng vũ lực khi thật sự cần thiết.
► Điều 25: Những người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để đem lại những lợi ích cho xã hội, cộng đồng mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa sẽ không bị truy cứu TNHS.
► Điều 26: Những người thực hiện hành vi gây hại về mặt pháp lý hình sự có dấu hiệu nào đó bị pháp luật hình sự cấm trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu TNHS. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu TNHS.
Trên đây là thông tin về khái niệm cũng như những tình tiết được loại trừ trách nhiệm hình sự mà VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết những hành vi gây lỗi trong trường hợp nào sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự và thông qua đó đưa ra quyết định đúng đắn nếu gặp phải tình huống nguy hiểm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân, của mọi người xung quanh cũng như của các cơ quan, tổ chức Nhà nước.