Trong các trận thi đấu bóng đá, ngoài cầu thủ trên sân thì trọng tài cũng là một vị trí vô cùng quan trọng và thu hút không ít sự quan tâm của khán giả. Vậy số lượng trọng tài trong một trận đấu bóng đá là bao nhiêu và nhiệm vụ của từng trọng tài là gì? Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
Có bao nhiêu trọng tài trong một trận đấu bóng đá?
Trong một trận đấu bóng đá có đội hình ra sân là 11 cầu thủ thì thông thường sẽ có 4 trọng tài: 1 trọng tài chính, 2 trọng tài biên và 1 trọng tài bàn. Sau năm 2010, FIFA đã cho áp dụng thử mô hình 6 trọng tài. Ngoài 4 trọng tài như trước thì bổ sung thêm 2 trọng tài ở 2 đường biên ngang gần khung thành, hỗ trợ quan sát các tình huống tranh chấp bóng ở khu vực này.
Như vậy tùy thuộc vào các giải đấu mà có thể có 4 hoặc 6 trọng tài. Tuy nhiên thông thường ở các trận đấu đều có 4 trọng tài. Ngoài ra ở các giải đấu lớn trọng tài chính còn được hỗ trợ thêm bằng công nghệ Var để có được quyết định chính xác hơn.
Quyền hạn và nhiệm vụ của các trọng tài
Mỗi trọng tài sẽ đứng ở những vị trí khác nhau trên sân bóng để theo dõi các tình huống. Và mỗi một vị trí trọng tài sẽ đảm nhận nhiệm vụ và có những quyền hạn riêng. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài được quy định trong luật bóng đá cụ thể như sau:
1. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài chính
Trọng tài chính là người điều khiển chính, chạy theo bóng trong suốt trận đấu để quan sát các tình huống tranh chấp bóng. Theo đó, trọng tài chính là người có quyền hạn cao nhất trong trận đấu. Trọng tài chính khi đã đưa ra quyết định sẽ không thể thay đổi (trừ trường hợp xem lại các tình huống Var).
Quyền hạn:
- Đưa ra các hình thức xử phạt.
- Yêu cầu bất cứ ai có hành vi vi phạm ra khỏi sân (cầu thủ, huấn luyện viên, khán giả, quan chức,…).
- Tạm dừng và tiếp tục trận đấu.
Nhiệm vụ:
- Tuân thủ luật bóng đá.
- Công bằng trong quyết định.
- Kiểm tra sân và bóng trước khi bắt đầu trận đấu.
- Đảm bảo trang phục thi đấu của các cầu thủ đúng với quy định.
- Đảm bảo cầu thủ bị thương được chăm sóc kịp thời.
- Theo dõi thời gian trận đấu.
- Khi có tình huống không quan sát kỹ hoặc khó đưa ra quyết định, tham khảo ý kiến của các trọng tài còn lại.
- Ghi lại các diễn biến chính; các cầu thủ vi phạm; những tình huống xảy ra trước, trong và sau trận đấu, sau đó nộp bản báo cáo cho ban tổ chức.
2. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài biên
Mỗi trọng tài biên chạy dọc một bên sân, sát đường biên để theo dõi các tình huống tranh chấp bóng ở khu vực biên.
Quyền hạn:
- Hỗ trợ trọng tài chính trong việc thực thi luật bóng đá.
- Quyết định đội hưởng ném biên, phạt góc.
- Hỗ trợ kiểm soát khu vực 9m15 trong các tình huống đá phạt đền.
- Đưa ra ý kiến hỗ trợ trọng tài chính trong những trường hợp cần thiết.
Nhiệm vụ:
- Xác định các tình huống bóng ra ngoài vạch vôi.
- Quan sát, chỉ ra lỗi vi phạm khi trọng tài chính không nhìn thấy.
- Đưa ra ý kiến hỗ trợ trọng tài chính lúc cần thiết.
3. Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài bàn
Trọng tài bàn là người ngồi ở bàn ngoài sân tại khu vực kỹ thuật.
Quyền hạn:
- Hỗ trợ trọng tài chính trong việc thực thi luật bóng đá.
- Đưa ra ý kiến hỗ trợ trọng tài chính trong những trường hợp cần thiết.
Nhiệm vụ:
- Quản lý việc thay người của các đội.
- Thông báo thời gian bù giờ.
- Hỗ trợ quan sát các tình huống trên sân và đưa ra ý kiến khi cần thiết.
Trên đây là một số thông tin về luật trọng tài trong bóng đá mà VnNews360 chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết số lượng trọng tài bóng đá trong một trận đấu là bao nhiêu và quyền hạn, nghĩa vụ của các trọng tài là gì?