Mực là một loài động vật sống dưới biển không thể bơi nhanh, cũng không có lớp vỏ chắc chắn để phòng vệ. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại trong tự nhiên, lẩn tránh kẻ thù và tấn công con mồi nhờ vào khả năng biến đổi màu sắc trên cơ thể. Đây chính là một điểm đặc biệt của loài động vật “yếu đuối” này. Vậy tại sao con mực có thể đổi màu? Hãy cùng chúng tôi điểm hiểu về sự đặc biệt của loài sinh vật này thông qua nội dung dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Tại sao mực đổi màu?
Mỗi loài sinh vật đều có một điểm đặc biệt khác nhau để có thể tồn tại trong tự nhiên. Đối với mực thì điều này cũng không phải ngoại lệ, đây là loài động vật được mọi người biết đến với khả năng biến đổi màu sắc. Chúng có thể nhanh chóng thay đổi màu da của mình tương đồng với màu của môi trường xung quanh, phát sáng hoặc trở nên trong suốt chỉ sau vài giây. Nhờ vào khả năng này, những con mực có thể dễ dàng ngụy trang để ẩn nấp kẻ thù hoặc chờ cơ hội tóm lấy con mồi. Tuy chúng không thể bơi nhanh và không có thân hình cứng cáp để bảo vệ cơ thể, nhưng với sự thay đổi màu sắc đã giúp những con mực tồn tại và phát triển trong tự nhiên. Đây được xem như một sự “đền bù” mà tạo hóa đã ban cho loài sinh vật này. Bên cạnh đó, việc đổi màu cơ thể còn ưu điểm để những con mực thu hút bạn tình, tăng khả cơ hội giao phối và đẩy nhanh quá trình sinh sản.
Mực biến đổi màu sắc như thế nào?
Trong thực tế, mực có màu trong suốt. Tuy nhiên, nhờ vào các tế bào sắc tố chromatophores nằm dưới da đã giúp chúng có khả năng biến đổi màu sắc trên cơ thể. Theo đó, khi tế bào này giãn nở sẽ làm cho số lượng sắc tố cũng được tăng lên, còn khi co lại thì nó sẽ biến mất dần đi.
Để hiểu hơn về cách con mực đổi màu, các nhà khoa học tại trường Đại học Stanford của Mỹ đã tiến hành một cuộc thí nghiệm để xem mực đổi màu nhờ vào sự cảm nhận với môi trường tự nhiên hay do bộ não can thiệp. Họ sử dụng các dây thần kinh nối từ bộ não đến các cơ quan sắc tố của mực để nghiên cứu. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, sau khi phá hủy những sợi dây thần kinh, tế bào sắc tố cũng ngay lập tức bị thu nhỏ lại. Tuy nhiên, cơ thể của chúng vẫn có khả năng đổi màu. Sau vài ngày, phần cơ quan đã bị tê liệt cũng hoạt động bình thường trở lại. Từ đó, có thể kết luận được rằng mực biến đổi màu sắc dựa vào hai cơ chế đó là hữu ý và vô ý. Điều đó có nghĩa là khi cảm nhận nguy hiểm đang đến gần mình, não bộ của mực sẽ phát ra tín hiệu để các tế bào sắc tố chromatophores giãn nở, giúp cơ thể hòa vào cùng với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, bản thân chúng cũng có khả năng cảm nhận môi trường và tự thay đổi một cách tự nhiên.
Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên VnNews360 để bạn có thể hiểu hơn về lý do tại sao mực đổi màu và cách biến đổi của chúng diễn ra như thế nào. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức thú vị về một loài sinh vật trong tự nhiên.