Hiện nay hầu hết các công trình xây dựng như trường học, bệnh viện, chung cư và tòa nhà cao tầng đều được thiết kế cửa thoát hiểm để người bên trong có thể dễ dàng di tản khi xuất hiện những sự cố như hỏa hoạn, nổ điện, trộm cướp,...Và trên cửa thoát hiểm thường được gắn một thiết bị gọi là tay đẩy cửa thoát hiểm. Vậy tay đẩy cửa thoát hiểm là gì, có cấu tạo ra sao và nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng VnNews360 tìm hiểu về những vấn đề này.
Mục lục bài viết
Thanh đẩy cửa thoát hiểm là gì?
Thanh đẩy cửa thoát hiểm là một loại phụ kiện được thiết kế dành riêng cho các loại cửa thoát hiểm, cửa chống cháy. Loại phụ kiện này được ra đời sau thảm họa Victoria Hall tại Sunderland vào năm 1883 - vì một cánh cửa bị khóa dưới cầu thang nên đã có đến 183 trẻ em thiệt mạng. Để ngăn chặn sự cố này tái diễn, chính phủ Anh đã yêu cầu một số địa điểm phải có ổ khóa mở từ bên trong. Vào ngày 13 tháng 8 năm 1892, phát minh bulông hoảng loạn của Robert Alexander Briggs (1868 - 1963) đã ra đời. Tuy nhiên phát minh này vẫn chưa được ứng dụng phổ biến cho đến khi có nhiều vụ hỏa hoạn liên tục xảy ra làm nhiều người chết. Vào cuối thế kỷ 20, hầu hết các quốc gia đều quy định các công trình xây dựng phải có bình chữa cháy và có lối thoát hiểm.
Hiện nay, thanh đẩy cửa thoát hiểm đã được ứng dụng rộng rãi hơn. Thiết bị này giúp bảo vệ an toàn, chống xâm nhập từ bên ngoài ở trạng thái bình thường. Trong những tình huống khẩn cấp, tay đẩy cửa thoát hiểm cho phép mở nhanh mà không cần mất thời gian như cửa dùng điều khiển, tay cầm hay cửa cần chìa khóa, giúp cho người bên trong có thể di tản nhanh chóng, dễ dàng.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tay đẩy cửa thoát hiểm
1. Cấu tạo tay đẩy cửa thoát hiểm
Để ứng dụng cho nhiều loại cửa với thiết kế khác nhau trong các công trình xây dựng, tay đẩy cửa thoát hiểm được cung cấp trên thị trường với hai loại chính: tay đẩy thoát hiểm dành cho cửa đơn và tay đẩy thoát hiểm dành cho cửa đôi. Cấu tạo của hai loại tay đẩy cửa thoát hiểm này như sau:
► Tay đẩy thoát hiểm cho cửa đơn: Tay đẩy thoát hiểm cho cửa đơn, được thiết kế để lắp đặt cho những công trình có thiết kế cửa thoát hiểm với một cánh duy nhất. Loại tay đẩy này thường được làm bằng inox hoặc thép sơn điện tĩnh. Tay đẩy cửa thoát hiểm cho cửa đơn thường được lắp đặt ở vị trí cách mặt đất khoảng 1m nên ngay cả trẻ em cũng có thể sử dụng.
► Tay đẩy thoát hiểm cho cửa đôi: Tay đẩy thoát hiểm cho cửa đôi được thiết kế để lắp đặt cho cửa có 2 cánh. Loại tay đẩy này cũng thường được làm bằng inox và thép sơn điện tĩnh. Cấu tạo của tay đẩy thoát hiểm cho cửa đôi bao gồm 1 thanh khóa đơn, một thanh khóa ghét thêm ở chốt trên và chốt dưới. Khi lắp đặt, người ta sẽ lắp một thanh ở chốt trên và chốt dưới, thanh còn lại lắp ở cửa đơn còn lại. Người dùng chỉ cần dùng lực tác động vào một trong hai thanh là cửa sẽ mở ra.
2. Nguyên lý hoạt động của tay đẩy cửa thoát hiểm
Tay đẩy thoát hiểm hoạt động không cần dùng đến điện cũng không cần dùng đến chìa khóa mà chỉ cần tác động lực do được cấu tạo cơ học. Các thanh kim loại trên tay đẩy được nạp lò xo và cố định theo phương nằm ngang. Khi thanh kim loại này bị chèn ép sẽ kích hoạt cơ chế mở khóa tự động và cho phép người bên trong nhanh chóng di tản ra khỏi tòa nhà.
Thanh thoát hiểm thường được lắp trên các loại cửa thoát hiểm và được mở một chiều từ trong ra ngoài. Nếu muốn mở theo chiều từ ngoài vào trong, cần phải lắp đặt thêm một ổ khóa khác bên ngoài. Ở những công trình tòa nhà lớn, mỗi tầng đều có cửa thoát hiểm thì việc lắp đặt thêm ổ khóa bên ngoài là thật sự cần thiết.
Trên đây là thông tin về tay đẩy cửa thoát hiểm mà VnNews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tay đẩy cửa thoát hiểm là gì, có cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động ra sao từ đó lựa chọn lắp đặt cho cửa thoát hiểm trong công trình của mình để bảo vệ an toàn cho tính mạng con người khi có những sự cố xảy ra.