Chu kỳ kinh tế là gì? Những tác động của chu kỳ kinh tế

Trong quá trình phát triển, một nền kinh tế điển hình luôn trải qua các biến động liên tục, khó có thể kiểm soát, được gọi là chu kỳ kinh tế. Xem xét từ các giai đoạn lịch sử, các doanh nghiệp không duy trì tăng trưởng theo một trạng thái ổn định, mà sẽ có thời điểm phát triển và suy giảm. Trong quá trình này, sự ổn định thường không kéo dài quá lâu mà sẽ xuất hiện những biến động nhất định và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến GDP - tổng sản phẩm quốc nội. Vậy, chu kỳ kinh tế là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những tác động của chu kỳ kinh tế đến sự phát triển của toàn cầu qua bài viết dưới đây nhé.
 

Chu kỳ kinh tế là gì? Những tác động của chu kỳ kinh tế
 

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (hay còn được gọi: Business cycle) là những biến động có tính lặp đi lặp lại theo 4 giai đoạn: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Sự phát triển không ổn định này có thể xuất phát từ sự thay đổi cung cầu, sản lượng, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất và nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, chu kỳ kinh tế thể hiện các chuỗi sự kiện lặp đi lặp lại theo thời gian, mặc dù từng thời kỳ không giống nhau nhưng vẫn có một số đặc điểm tương tự.

Để xác định nền kinh tế đang ở giai đoạn nào, người ta thường dựa vào các chỉ số có tính đo lường như GDP thực tế, lãi suất, việc làm, tình trạng thất nghiệp, mức sống và chi tiêu của người dùng. Trong đó, suy thoái kinh tế hay một chu kỳ mới bắt đầu thường được báo hiệu khi hai quý liên tiếp có GDP thực tế tăng trưởng ở mức âm.

Việc hiểu rõ chu kỳ kinh tế giúp các nhà đầu tư có kiến thức để quản lý và đưa ra quyết định phù hợp với môi trường kinh doanh, bởi vì điều này có tác động trực tiếp lên nhiều khía cạnh, từ trái phiếu, cổ phiếu đến doanh thu và lợi nhuận của tổ chức, công ty, doanh nghiệp.
 

Chu kỳ kinh tế là gì?
 

4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Như đã nhắc đến trong khái niệm, trong quá trình phát triển, nền kinh tế thường trải qua 4 giai đoạn theo chu kỳ lặp đi lặp lại: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Mỗi thời kỳ sẽ mang đến những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến GDP của một quốc gia cũng như khả năng phát triển trên toàn thế giới. Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế cụ thể như sau:

- Suy thoái (Recession): Lúc này, hầu hết mọi doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và nhân công để duy trì lợi nhuận. Điều này gây áp lực thất nghiệp và giảm thu nhập, lãi tín dụng thắt chặt,.... Nhìn toàn cảnh thì hoạt động kinh tế có xu hướng giảm sút, tiêu dùng giảm dẫn đến sản xuất cũng không còn ồ ạt như trước.

- Khủng hoảng (Trough): Đây là thời kỳ khó khăn trong lịch sử phát triển cũng là ám ảnh của nhiều người khi mọi hoạt động kinh doanh giảm sút nhanh chóng, thất nghiệp tăng cao và giá cả hàng hóa tăng đột biến. Chính vì thế mà nhiều công ty phải đối diện với nguy cơ phá sản và đời sống của người dân trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn.

- Hồi phục (Recovery): Đây là giai đoạn tích cực và đáng mong đợi sau suy thoái khủng hoảng. Hoạt động kinh doanh bắt đầu phục hồi và các chỉ số kinh tế dần cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp tăng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động và người dân trải qua mức sống tốt hơn. 

- Hưng thịnh (Peak): Đây là giai đoạn đỉnh cao, đặc trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với tăng trưởng cao trong sản xuất và GDP. Thị trường lao động sôi động, tỷ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát tăng, thu nhập gia tăng và người dân có xu hướng tiêu dùng cao hơn.
 

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
 

Nguyên nhân hình thành các chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là hiện tượng phổ biến trong mỗi quốc gia và thường mang theo những biến đổi đáng kể trong sản xuất, tiêu dùng, lợi nhuận, tăng trưởng GDP,.... Tuy nhiên, điều gì đã tạo nên những quá trình này? Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về nguyên nhân hình thành các chu kỳ kinh tế nhé.

- Theo quan điểm của Sismondi - một nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ, chu kỳ kinh tế có thể là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường như tiền tệ, tín dụng, nhu cầu tiêu dùng bỗng nhiên sụt giảm hoặc cung cầu không cân đối. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải giảm sản xuất và giá cả, sa thải nhân công để ổn định tình hình kinh doanh.

- Chu kỳ kinh tế cũng có thể là kết quả của các yếu tố bên ngoài tác động như sự can thiệp của chính phủ, bệnh dịch, chiến tranh, thiên tai hay các sự kiện không lường trước khác. Những vấn đề này có thể gây ra biến động và không ổn định trong hoạt động kinh doanh của một quốc gia, khu vực và thậm chí lan tỏa đến toàn cầu.

Tác động của chu kỳ kinh tế tới GDP của một quốc gia

Chu kỳ kinh tế là sự biến đổi thăng trầm của các hoạt động sản xuất và ngoại thương trong một quốc gia, bị tác động bởi các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong đó, giá trị GDP của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự biến động trong 4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cụ thể như sau:

- Giai đoạn suy thoái và khủng hoảng: Các vấn đề như đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, chi tiêu, cung cầu, nhu cầu lao động,... đều giảm sút và điều này dẫn đến giá trị GDP của quốc gia cũng giảm xuống.

- Giai đoạn phục hồi: Lúc này, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại. Các hoạt động đầu tư, sản xuất và sinh lời cũng được đẩy mạnh nhưng tốc độ phục hồi chậm. Điều này dẫn đến giá trị hàng hóa, dịch vụ và GDP tăng lên.

- Giai đoạn hưng thịnh: Trong giai đoạn này, tiền lương tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm do doanh nghiệp tuyển dụng thêm nhiều nhân sự để gia tăng sản xuất và lợi nhuận. Điều này tạo ra sự thúc đẩy mạnh mẽ trong hoạt động chi tiêu và sử dụng dịch vụ, đồng thời dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của GDP.

Mỗi giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh đều có những biểu hiện và tác động đặc trưng lên hoạt động sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng của lao động. Thông qua đó mà giá trị GDP bị tác động tăng trưởng hoặc giảm mạnh theo từng thời kỳ.
 

Chu kỳ kinh tế
 

Cách đầu tư hiệu quả trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Để đầu tư và quản lý chi tiêu hiệu quả trong bối cảnh biến đổi không lường trước của chu kỳ kinh doanh, các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể áp dụng những gợi ý hữu ích sau đây:

- Đầu tư vào các lĩnh vực có sự ổn định: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các lĩnh vực về nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm,... thường có tiềm năng phát triển vững mạnh và khả năng tiêu thụ ổn định hơn. Ngược lại, khi kinh tế phát triển, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, đồ điện tử và du lịch,... có thể khai thác cơ hội sinh lời cao.

- Đầu tư vào khoản tiền tệ an toàn: Trong thời kỳ khủng hoảng, lựa chọn đầu tư vào các tài sản an toàn như vàng hay đô la Mỹ,... giúp bảo vệ khỏi rủi ro giá cả hay lạm phát. Khi kinh tế phục hồi và trở nên hưng thịnh, đầu tư vào cổ phiếu, đầu tư chứng khoán,... có thể mang lại cho bạn khả năng sinh lời cao hơn.

- Duy trì sự đa dạng hoá đầu tư: Phân bổ đầu tư vào đa dạng các loại tài sản giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng thích ứng với biến động thị trường. Bạn có thể đầu tư vào các lĩnh vực như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản, hàng tiêu dùng,....

- Quản lý ngân sách tối ưu và lập kế hoạch tài chính dài hạn: Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng để bảo vệ tài sản và tối ưu hóa chi phí. Vì vậy, chủ đầu tư cần cân nhắc loại bỏ các khoản chi không cần thiết, tìm kiếm các ưu đãi và cố gắng giảm thiểu nợ, điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm một số tiền đáng kể.

Chu kỳ kinh tế của Việt Nam

Tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế được xác định xuất hiện trong chu kỳ 10 năm một lần và thường rơi vào những năm cuối thập niên. Tuy nhiên, dự đoán này chỉ mang tính tương đối và không thể dự đoán chính xác. Thông thường, chu kỳ bắt đầu với sự hưng phấn và tâm lý đám đông, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giá trị GDP của nước ta.

Trong lịch sử Việt Nam, hai chu kỳ kinh tế đáng chú ý nhất là vào năm 1997 và năm 2008. Đó là hai thời điểm mà nước ta phải đối mặt với suy thoái kinh tế nặng nề, chịu ảnh hưởng từ thị trường tài chính. Đáng lưu ý, khủng hoảng này xảy ra khi kinh tế của nước ta đang còn yếu và không đủ sức để kháng lại trước các tác động từ bên ngoài. 

Trong những năm gần đây, chu kỳ kinh tế Việt Nam cuối cùng đã chạm đáy vào giai đoạn từ năm 2019 - 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặc dù, vào năm 2022, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, mức GDP tăng trở lại và lạm phát được kiểm soát tốt nhưng hệ lụy của đại dịch vẫn còn ảnh hưởng kéo dài đến hiện tại.

Vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của tình hình toàn cầu. Vậy nên, chính phủ đã và đang tiến hành các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của suy thoái cũng như khôi phục lại nền kinh tế, bao gồm trợ cấp tài chính, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác quốc tế,….
 

Chu kỳ kinh doanh
 

Trên đây là nội dung mà đội ngũ biên tập viên VnNews360 muốn chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm và những tác động của chu kỳ kinh tế đến GDP của một quốc gia. Có thể thấy, việc nhận biết nền kinh tế đang ở giai đoạn nào là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn sẽ có thể đưa ra các hoạt động chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển cho công ty của mình, từ đó nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh sinh lời.

Nội dung liên quan

Tin tức khác

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion hiệu quả

Khám phá sức mạnh và các hình thức sales promotion trong marketing hiện đại để bứt phá doanh số và khơi dậy nhu cầu mua sắm từ khách hàng.
Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng là gì? Các yếu tố tạo nên customer service

Dịch vụ khách hàng không đơn giản chỉ là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn là nghệ thuật tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ.
Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Xem tất cả