Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới

Đỉnh Everest nổi tiếng là ngọn núi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn chính xác và phía sau nó vẫn còn một số câu chuyện thú vị cùng những sự thật ít người biết đến.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

1. Tên ngọn núi Everest được lấy từ đâu?

Tổng trưởng quan trắc Ấn Độ Andrew Scott Waugh đã viết vào năm 1856: “Tôi được dạy bởi quan cấp trên và là người tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đại tá, Ngài George Everest là đặt cho mỗi đối tượng địa lý bằng tên địa phương hay là tên riêng dùng trong thổ ngữ xứ đó. Nhưng đây là một ngọn núi, có lẽ là ngọn núi cao nhất trên thế giới, không có một tên địa phương nào mà chúng tôi biết đến, mà nếu như tên nào trong tiếng địa phương được biết đến, thì cũng không biết là đến khi nào mới chắc chắn trước khi chúng tôi được cho phép đi xuyên qua Nepal... Tạm thời tôi xin mạn phép đặt tên... một cái tên mà sẽ được biết đến giữa các công dân và trở thành một từ thông dụng giữa các quốc gia văn minh”. Từ đó, ông đã lấy tên của Sir. George Everest để đặt tên cho ngọn núi. Tuy nhiên, điều thú vị là ngài Everest thậm chí còn chưa đặt chân đến ngọn núi mang tên mình. Ông mất sau đó 10 năm (năm 1866) tại London.
 

2. Ngọn núi Everest cao bao nhiêu mét?

Năm 1852, bằng các phép tính toán lượng giác, nhà toán học và đo đạc người Ấn Độ Radhanath Sikdar đã lần đầu tiên xác định được chiều cao của đỉnh Everest là 8.849 m. Ngày nay, bằng các công cụ hiện đại hơn, người ta xác định được chiều cao gần đúng của ngọn núi là 8.850 m. Mỗi năm, ngọn núi lại cao thêm 2,5 cm do hoạt động kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trận động đất ở Nepal vừa qua đã khiến cho ngọn núi bị sụt xuống 2,4 cm.
 

3. Ngọn núi Everest không phải là ngọn núi cao nhất thế giới

Nếu tính chiều cao của ngọn núi từ mực nước biển lên tới đỉnh, Everest xứng đáng là ngọn núi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu xác định chiều cao các theo tiêu chí khác, điều này là không chính xác.

Nếu xét chiều cao của một ngọn núi từ chân lên tới đỉnh, Mauna Kea ở Hoa Kỳ mới là ngọn núi cao nhất thế giới. Chiều cao tính từ mực nước biển của nó chỉ là 4.205 m. Tuy nhiên, phần chìm sâu dưới nước của ngọn núi lại có chiều cao khoảng 6.000 m. Tức là xét chiều cao từ chân tới đỉnh, ngọn núi này còn cao hơn Everest gần 1.500 m.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

Nếu xét chiều cao của một ngọn núi từ tâm Trái Đất trở ra, đỉnh Chimborazo nằm ở Ecuador mới là ngọn núi cao nhất thế giới. Do Trái Đất có đặc điểm hơi dẹt ở hai cực và phình ra ở xích đạo nên các ngọn núi nằm gần xích đạo sẽ cao hơn so với các ngọn núi nằm gần 2 cực. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp cũng đã xác nhận chiều cao của Chimborazo là 6.384.268 m trong khi Everest chỉ cao 6.381.049 m. Theo tiêu chí này, đỉnh Everest còn nằm ngoài top 20.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

4. Câu chuyện về những xác người chết đông lạnh trên đỉnh núi Everest

Kể từ khi được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1953, đến thời điểm này đã có khoảng 2.000 người chinh phục được “nóc nhà của thế giới”. Tuy nhiên, trong cuộc hành trình đi tìm vinh quang, đã có hơn 240 người vĩnh viễn nằm lại nơi này. Do điều kiện thiên nhiên quá khăc nghiệt, phần lớn số xác chết ở đây vẫn chưa được đưa xuống.Thi thể của họ được bảo quản gần như hoàn hảo trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ C và trở thành cột mốc cho những người đến sau. Một khu vực của ngọn núi thậm chí còn được mệnh danh là “thung lũng cầu vồng” do màu sắc áo khoác trên thi thể những nạn nhân. Và dưới đây là câu chuyện về những thi thể nổi tiếng nhất:

Tsweang Paljor là một thành viên của lực lượng cảnh sát biên giới Ấn Độ. Anh cùng 3 người bạn chinh phục thành công đỉnh Everest ngày 10 tháng 5 năm 1996. Cả 3 sau đó tử nạn trên đường về và xác của Palijor trở thành thi thể “giày xanh” - thi thể nổi tiếng nhất trên đỉnh Everest.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

George Mallory là người tham dự 3 chuyến thám hiểm đỉnh Everest đầu tiên. Năm 1924, ông cùng người bạn của mình là Andrew Irvine bắt đầu hành trình chinh phục ngọn núi. Cả hai người đều không quay trở về. Họ được nhìn thấy lần cuối cùng ở khá gần đỉnh núi. Thi thể của Mallory sau đó được tìm thấy vào năm 1999 và việc ông có phải là người đầu tiên thực sự chinh phục được đỉnh núi hay không mãi mãi trở thành điều bí ẩn.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

Francys Arsentiev dự định là người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới mà không sử dụng bình oxy. Bà cùng chồng mình là Sergei Arsentiev bắt đầu hành trình năm 1998. Cả hai lạc mất nhau và Francys chết vì giá lạnh còn Sergei tử nạn do ngã khỏi vách núi trong lúc đi tìm vợ. Thi thể của Francys được tìm thấy vài giờ sau khi chết và trở thành một trong những cột mốc ở Everest. Năm 2007, hai người khác đã đem được xác của bà xuống và chôn cất ở chân núi.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

Shriya Shah–Klorfine (33 tuổi, người Canada gốc Nepal) chinh phục thành công đỉnh Everest năm 2012. Sau khi ăn mừng ở đây 25 phút, cô leo xuống nhưng hết oxy và chết vì kiệt sức cách đó 300 m. Hiện nay thi thể của Shriya vẫn nằm tại đây với quốc kỳ Canada che phủ bên trên.
 

Đỉnh Everest có thể không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
 

Trên đây là những sự thật ít người biết về đỉnh Everest cũng như câu chuyện về các xác người chết đông lạnh nằm rải rác trên ngọn núi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm một số kiến thức hữu ích và thú vị về đỉnh núi cao nhất thế giới. Cám ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Có thể bạn muốn biết: Ngọn núi Everest cao nhất thế giới nằm ở đâu?

Tin tức khác

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Xem tất cả