Tội cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Tình hình xã hội nước ta hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp với số vụ đánh nhau ngày càng tăng. Do đó, các bạn nên nắm vững kiến thức pháp luật về tội cố ý gây thương tích để có thể cân nhắc trước khi vi phạm đồng thời có biện pháp xử lý khi cần thiết.
 

Tội cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?
 

Tội cố ý gây thương tích là gì?

Tội cố ý gây thương tích có thể hiểu là hành vi sử dụng vũ lực, sức mạnh hoặc thủ đoạn khác để gây tổn thương đến cơ thể hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác khiến cho nạn nhân bị mất hoặc suy giảm một số chức năng của các bộ phận trên cơ thể (như đánh gãy xương tay, xương chân, tạt axit, cho nạn nhân uống thuốc độc,...)
 

Dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích

1. Chủ thể vi phạm tội cố ý gây thương tích

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.nêu rõ:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Khoản 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Khoản 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt hình sự.

2. Khách thể của tội cố ý gây thương tích

Hiến Pháp 2013 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định:

Điều 20.

Khoản 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định:

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể

Khoản 1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Như vậy, khách thể của tội cố ý gây thương tích là quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.

3. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích

Người có hành vi vi phạm tội cố ý gây thương tích là người có mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

4. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích

a) Hành vi khách quan của tội phạm

Đối với hành vi cố ý gây thương tích: Dùng sức mạnh, vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể nạn nhân nhằm gây tổn thương và những tổn thương này thường có thể thấy được. Hành vi dùng sức mạnh, vũ lực có thể hiểu là dùng sức mạnh cơ thể hoặc hung khí tác động lên cơ thể nạn nhân. Thủ đoạn khác bao gồm các hành vi ép nạn nhân tự gây thương tích, xô, đẩy nạn nhân vào vật cứng, vật nhọn để gây thương tích,...

Đối với hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ: Dùng thủ đoạn tác động làm cho một số bộ phận trên cơ thể nạn nhân bị mất hoặc suy giảm chức năng mặc dù các bộ phận này vẫn còn nguyên vẹn. Ví dụ như cho nạn nhân uống thuốc độc, tạt axit,...

b) Hậu quả của tội phạm

Tội cố ý gây thương tích được cấu thành khi nạn nhân chịu thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ từ 11% trở lên. Ngoài ra còn có một số trường hợp được nêu trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Một số vấn đề cần lưu ý khi cấu thành tội cố ý gây thương tích

Việc khởi tố tội cố ý gây thương tích chỉ diễn ra khi có yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại, người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần. Nếu người bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố thì không được truy cứu trách nhiệm hình sự người đã có hành vi vi phạm tội cố ý gây thương tích.

Nếu người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên toà sơ thẩm xét xử tội cố ý gây thương tích thì vụ án được đình chỉ. Người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố lại.

Một trong những điều kiện cơ bản để cấu thành tội cố ý gây thương tích là tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên. Nếu dưới 11% thì phải đi kèm với các trường hợp được nêu ở Bộ luật hình sự năm 2015.
 

Hành vi vi phạm tội cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Bộ luật hình sự năm 2015 có nêu rõ:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Khoản 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Điểm a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

Điểm b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

Điểm c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

Điểm d) Phạm tội 02 lần trở lên;

Điểm đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

Điểm e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Điểm g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

Điểm h) Có tổ chức;

Điểm i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Điểm k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Điểm l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

Điểm m) Có tính chất côn đồ;

Điểm n) Tái phạm nguy hiểm;

Điểm o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Khoản 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp trên (trừ trường hợp quy định ở Điểm c) thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khoản 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Khoản 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp trên (trừ trường hợp quy định ở Điểm c) thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Khoản 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người. Thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Khoản 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Điểm a) Làm chết 02 người trở lên;

Điểm b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên;

Điểm c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Khoản 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu cấu thành cũng như các hình thức xử phạt tội cố ý gây thương tích theo quy định của luật pháp Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ biết cân nhắc để không vi phạm những tội đã nêu cũng như có biện pháp xử lý nếu chẳng may mắc phải.

Tin tức khác

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là gì? Các nền tảng social media trong marketing

Social media là việc sử dụng mạng xã hội để tạo ra một môi trường chia sẻ thông tin và tương tác online giữa các cá nhân với doanh nghiệp.
Xem tất cả