Làm sao để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm một cách nhanh chóng luôn là đề tài được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn đang tìm kiếm các chiến lược để thúc đẩy quyết định mua sắm từ phía người tiêu dùng, đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết này nhé. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những kỹ năng thuyết phục khách hàng thông minh bằng hiệu ứng tâm lý.
Mục lục bài viết
- Thuyết phục khách hàng là gì?
- Top 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả
- 1. Thúc đẩy hành động theo cảm xúc khách hàng
- 2. Không nên sử dụng kịch bản cứng nhắc
- 3. Hạn chế những xung đột không đáng có
- 4. Tập trung vào những điểm tích cực của khách hàng
- 5. Đưa ra nhiều hơn một lựa chọn và để khách hàng quyết định
- 6. Lắng nghe vấn đề của khách hàng
- 7. Cách thuyết phục khách hàng bằng sự khác biệt của sản phẩm
- 8. Thăm hỏi tình trạng sức khỏe của khách hàng
- 9. Kích thích hành động mua hàng bằng đòn bẩy FOMO
Thuyết phục khách hàng là gì?
Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả. Quá trình này tập trung vào việc xây dựng lòng tin của người dùng đối với sản phẩm, doanh nghiệp và giá trị mà họ sẽ thu được, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng.
Thuyết phục khách hàng có thể thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp (như mua sắm tại cửa hàng, tham gia sự kiện) hay các phương tiện gián tiếp khác. Điều quan trọng là bạn cần xây dựng một sự tin tưởng mạnh mẽ trong tâm trí của người tiêu dùng, đồng thời giúp họ hiểu rõ giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.
Top 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả
Hãy hiểu rằng giữ chân khách hàng là một quá trình tốn thời gian cũng như công sức, nhưng lại dễ dàng mất đi sự hài lòng của người dùng và khiến họ rời bỏ thương hiệu của bạn. Do đó, hãy áp dụng các kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả dưới đây để duy trì mối quan hệ bền vững với họ.
1. Thúc đẩy hành động theo cảm xúc khách hàng
Thường thì con người luôn tự tin rằng mọi hành động được xây dựng trên nền tảng lý trí nhưng thực tế chứng minh cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các quyết định. Trong tương tác với khách hàng, việc tôn trọng và tập trung vào những cảm xúc tích cực mà sản phẩm / dịch vụ mang lại cho họ là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, tiếp cận theo hướng tâm lý như vậy thường hiệu quả hơn rất nhiều so với việc dựa vào lý thuyết hoặc tính toán.
2. Không nên sử dụng kịch bản cứng nhắc
Một trong những bí quyết hiệu quả để thuyết phục khách hàng là thiết lập một cuộc trò chuyện tự nhiên và gọi họ bằng tên trong quá trình giao tiếp. Khi người dùng đến gặp bạn, họ mong muốn trò chuyện và chia sẻ với những người sẵn sàng lắng nghe cũng như giải quyết các câu hỏi của họ, thay vì bị gò bó theo một kịch bản bán hàng cứng nhắc. Vì vậy mà trong các tình huống thuyết phục khách hàng, bạn nên tránh sử dụng kịch bản dẫn dắt bởi chúng có thể làm cho người dùng cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu.
3. Hạn chế những xung đột không đáng có
Khách hàng được xem như trung tâm của doanh nghiệp, vì vậy việc xây dựng uy tín và sự tin cậy với họ luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Để đảm bảo mối quan hệ này được duy trì mạnh mẽ và tích cực, tránh xung đột là một yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà bạn nên tuân thủ trong kỹ năng mời khách hàng:
- Luôn tập trung tinh thần vào việc lắng nghe những gì khách hàng chia sẻ.
- Tránh hành động gian dối hoặc che giấu thông tin mà khách hàng đang thực sự muốn nghe.
- Tránh thực hiện bất kỳ hành động đe dọa hoặc làm phiền khách hàng.
- Không nên nói quá về lợi ích của sản phẩm.
- Sử dụng lời lẽ lịch sự và không gây chế giễu hoặc lăng mạ khách hàng.
4. Tập trung vào những điểm tích cực của khách hàng
Theo các nhà tâm lý học, một cách hiệu quả để thuyết phục khách hàng là tập trung vào các khía cạnh tích cực của đối tác trong cuộc trò chuyện. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm và trân trọng hơn, từ đó họ sẽ có thiện cảm với bạn.
Trong giao tiếp với khách hàng, hãy nỗ lực để nâng cao tầm quan trọng hoặc tính tích cực của khách hàng thông qua các cụm từ như "Bạn là khách hàng có style cá tính nhất mà tôi từng gặp" hoặc "Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của bạn". Điều này giúp thể hiện sự trân trọng đối với người dùng và tạo dựng một môi trường tích cực trong quá trình giao tiếp.
5. Đưa ra nhiều hơn một lựa chọn và để khách hàng quyết định
Nhiều người có quan điểm rằng chỉ cung cấp một lựa chọn duy nhất cho khách hàng là cách tối ưu để thuyết phục họ. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trong tạp chí Journal of Consumer Research vào năm 2013 đã chứng minh quan điểm này là sai lầm.
Theo đó, khi người dùng được đề nghị mua một bộ đầu đĩa DVD, chỉ có khoảng 9-10% đã quyết định mua. Có lẽ bạn có thể nghĩ rằng con số này không quá tồi, nhưng trong trường hợp người dùng có hai lựa chọn, tỷ lệ mua hàng lại tăng lên 66%. Nguyên nhân là vì con người thường có xu hướng chọn lựa an toàn nhất. Khi chỉ có một lựa chọn, rủi ro thấp nhất là không mua. Tuy nhiên, nếu có hai lựa chọn, thay vì chỉ xem xét việc mua A thì trí não của khách hàng bắt đầu so sánh giữa sản phẩm A và B.
6. Lắng nghe vấn đề của khách hàng
Để thu hút sự đồng tình và xây dựng lòng tôn trọng của khách hàng, trước tiên, bạn cần thực hiện vai trò giống như một tâm lý học. Hãy tập trung vào việc lắng nghe kỹ lưỡng câu chuyện và chia sẻ của khách hàng để hiểu rõ vấn đề họ đang đối diện, và sau đó bạn có thể bàn về sản phẩm của bạn. Trên thực tế, khi khách hàng đến gặp bạn, họ thường chưa rõ ràng về sản phẩm mà họ cần. Bằng cách lắng nghe và hiểu rõ những mối quan tâm của khách hàng, bạn có thể hướng họ tới sản phẩm hoặc giải pháp mà bạn cung cấp.
7. Cách thuyết phục khách hàng bằng sự khác biệt của sản phẩm
Thông thường, trước khi đưa ra quyết định thì khách hàng thường tiến hành khảo sát và tìm hiểu các tùy chọn trên thị trường. Do đó, nếu có cơ hội, hãy nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của sản phẩm hoặc dịch vụ của so với các đối thủ cùng ngành.
Ví dụ như sự sử dụng công nghệ tiên tiến, chế độ bảo hành dài hạn, hàm lượng dinh dưỡng cao, tích hợp kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, giao diện thân thiện, cách sử dụng đơn giản,....
8. Thăm hỏi tình trạng sức khỏe của khách hàng
Sau khi tự giới thiệu về bản thân, bạn có thể làm cho cuộc trò chuyện trở nên thân thiết hơn bằng cách thăm hỏi tình trạng sức khỏe của khách hàng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tăng trưởng trong doanh số bán hàng có thể tăng lên đáng kể khi nhân viên tư vấn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của người dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể khởi đầu cuộc trò chuyện bằng những lời chào tích cực như "Chúc bạn có một ngày nhiều niềm vui" hoặc "Chúc bạn buổi sáng tốt lành".
9. Kích thích hành động mua hàng bằng đòn bẩy FOMO
Ngay cả những khách hàng khó tính nhất cũng không thể nào từ chối sản phẩm của bạn, khi họ nhận ra rằng sẽ bỏ lỡ điều gì đó quan trọng nếu họ không mua. Trong lĩnh vực tiếp thị, hiện tượng này được gọi là FOMO (Fear of Missing Out) hoặc lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội. Bạn có thể tận dụng tâm lý này trong những tình huống cụ thể nếu bạn hiểu rõ những mong muốn bên trong của người dùng.
Thay vì chỉ đề cập đến lợi ích của sản phẩm, bạn cần thể hiện cho khách hàng thấy rằng nếu họ không mua ngay bây giờ, sản phẩm có thể bị bán hết hoặc không còn có giá ưu đãi nữa.
Trên đây là nội dung mà VnNews 360 muốn chia sẻ đến bạn về các kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả bằng tâm lý đỉnh cao hiện nay. Nhìn chung, quá trình thuyết phục khách hàng không bao giờ là dễ dàng nhưng nếu thành công sẽ mang lại những kết quả đáng kể. Chỉ cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản cũng như thể hiện sự nhiệt tình và chuyên nghiệp, bạn có thể xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và đạt được sự phát triển bền vững trong kinh doanh. Hãy hiểu rằng giữ chân khách hàng là một quá trình tốn thời gian, công sức nhưng dễ dàng mất sự hài lòng của họ và khiến họ rời bỏ thương hiệu của bạn.