Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Con người luôn không ngừng phát triển và tiến bộ để trở nên hiện đại cũng như văn minh hơn, điều này cũng thể hiện rõ trong xu hướng tiếp thị qua từng giai đoạn. Hiện nay, với hướng tiếp cận marketing 4.0, cách thức quảng cáo sản phẩm đã trải qua nhiều sự thay đổi và trở nên gần gũi hơn với công chúng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có khả năng hiểu rõ tâm lý và mong muốn của khách hàng một cách dễ dàng hơn, từ đó phát triển các chiến lược marketing phù hợp. Vậy marketing 4.0 là gì và xu hướng hiện tại của kỷ nguyên này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chiến lược marketing trong thời đại 4.0 ngay sau đây nhé!
 

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0
 

Marketing 4.0 là gì? Từ marketing từ 1.0 đến 4.0

Trước khi đi vào tìm hiểu sau hơn về khái niệm marketing 4.0 là gì thì đầu tiên, chúng ta cần phải nắm rõ các giai đoạn "tiền nhiệm" của cuộc cách mạng này. 

1. Marketing 1.0

Marketing 1.0 đánh dấu sự ra đời của tiếp thị và chú trọng chủ yếu vào các đặc tính của sản phẩm. Trong thời kỳ này, các chiến dịch quảng cáo tập trung vào việc trình bày tính năng và lợi ích của sản phẩm. Mặt khác, tiếp thị 1.0 không có sự định hướng đối tượng mục tiêu, các công ty chỉ đơn giản tạo ra sản phẩm và quảng cáo cho bất kỳ ai quan tâm. Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu cũng chưa đạt đến mức cao.

2. Marketing 2.0

Tiếp thị 2.0 đánh dấu sự nhận thức về tầm quan trọng của việc phân khúc thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự khắt khe của người tiêu dùng tăng cao, các công ty đã bắt đầu xây dựng đặc trưng riêng để phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh cũng như thu hút sự chú ý của khách hàng. Tại đây, các doanh nghiệp cũng chuyển đổi sang chiến lược quảng cáo tùy chỉnh hơn và nhắm mục tiêu đến những đối tượng cụ thể.

3. Marketing 3.0

Marketing 3.0 đặt trọng tâm vào quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị cá nhân. Khác với việc chỉ phân khúc một nhóm người và xác định khách hàng mục tiêu như ở giai đoạn trước, tiếp thị 3.0 chú trọng đến việc hiểu sâu sắc về từng cá nhân. Theo đó, các công ty nỗ lực tạo kết nối cá nhân hóa với khách hàng và đồng thời xây dựng giá trị phù hợp cho từng đối tượng một.

4. Marketing 4.0 

Marketing 4.0 là giai đoạn đánh dấu bước tiến mới nhất trong sự phát triển của ngành tiếp thị hiện nay. Đây là thời kỳ chịu tác động mạnh mẽ từ công nghệ số và truyền thông trực tuyến. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đang tích cực áp dụng nhiều chiến lược tiếp thị mới dựa trên sức lan tỏa nhanh chóng của Internet, những nền tảng kỹ thuật số hay phi kỹ thuật số cũng như các định dạng phổ biến khác nhau.

Ngoài ra, tiếp thị 4.0 cũng mở ra khả năng tương tác giữa các doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu cả trên nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, điều này giúp cho khách hàng có thể kết nối với thương hiệu mọi lúc mọi nơi.

Đặc điểm của người tiêu dùng thời đại 4.0

Trong lĩnh vực tiếp thị số 4.0, người tiêu dùng thường mong đợi rằng khó khăn của họ sẽ luôn được ưu tiên giải quyết nhanh gọn và thậm chí là ngay lập tức. Điều này phản ánh một số đặc điểm chung của nhóm khách hàng trong thời đại marketing digital 4.0, bao gồm:

- Chú trọng nhiều đến danh tiếng và uy tín của thương hiệu cũng như ý kiến đánh giá từ người tiêu dùng khác đã từng trải nghiệm sản phẩm.

- Thích tương tác trên các mạng xã hội hoặc tham gia vào diễn đàn, hội nhóm, cộng đồng,....

- Đòi hỏi được cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.

- Độ trung thành thấp, khách hàng dễ chuyển đổi sang mua hàng ở một thương hiệu khác nếu họ cảm thấy đối thủ của bạn đáp ứng tốt hơn cho họ.

- Mong muốn nhận thức về quyền lợi mà họ sẽ nhận được.
 

Marketing 4.0
 

Những cơ hội và thách thức của marketing trong thời đại 4.0 

Để thiết lập những chiến lược tiếp thị mang lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất, việc đánh giá kỹ lưỡng cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đối mặt trong thời đại 4.0 là điều không thể phớt lờ. 

1. Cơ hội của marketing thời đại 4.0

Kỷ nguyên tiếp thị 4.0 mở ra những cơ hội tiếp thị rộng lớn cho các chuyên gia tiếp thị, mạnh mẽ hơn nhiều so với thế hệ trước. Theo đó thì doanh nghiệp nên tập trung vào những triển vọng như sau:

- Sử dụng mạng xã hội, trang web, email marketing, ứng dụng di động và trò chơi điện tử để xây dựng mối quan hệ tương tác mạnh mẽ với khách hàng.

- Marketing 4.0 cung cấp công cụ và kỹ thuật mới như nội dung số, tiếp thị viral, tiếp thị nội dung, quảng cáo trực tuyến,... giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả với chi phí giảm thiểu.

- Kết hợp big data và công nghệ phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó tạo ra chiến lược tiếp thị tập trung vào cá nhân. 

- Với sự phát triển của Internet, các công ty có thể tiếp cận và bán sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. 

2. Thách thức đối với marketing trong thời đại 4.0

Cùng với những cơ hội tiềm năng của thị trường, marketing thời đại 4.0 đối mặt với nhiều khía cạnh thách thức đáng kể, cụ thể:

- Doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng để ứng dụng tốt các công nghệ mới nhất cũng như triển khai chiến lược marketing một cách hiệu quả.

- Đòi hỏi khả năng thu thập, xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu (big data).

- Khi thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng, đặc biệt trong việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa, doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt đến bảo mật dữ liệu cũng như tuân thủ các quy định về quyền riêng tư.

- Với sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số, dù việc tiếp cận khách hàng trở nên dễ dàng hơn nhưng điều này cũng gián tiếp dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Những xu hướng nổi bật của marketing trong thời đại 4.0 

Song song với sự phát triển của mạng Internet thì người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính bởi phạm vi tiếp cận sản phẩm / dịch vụ của họ cũng rộng lớn hơn nhiều so với trước kia. Để đáp ứng những mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp cần phải có cái nhìn nhạy bén, nhận biết rõ nhu cầu của đối tượng mục tiêu và thỏa mãn một cách linh hoạt.

1. Dịch chuyển từ mô hình AIDA sang 5A

Trước đây, AIDA dạng phễu là mô hình theo dõi hành trình khách hàng phổ biến được các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng nhiều nhất với các nhân tố là Attention (chú ý), Interest (quan tâm), Desire (mong muốn) và Action (hành động).

Tiếp theo, mô hình AIDA đã phát triển thành mô hình 4A với cấu trúc phễu tương tự, bao gồm Aware (nhận biết), Attitude (thái độ), Act (hành động) và Act again (lặp lại hành động).

Tuy nhiên thì đến giai đoạn marketing 4.0, Philip Kotler đã đề xuất mô hình 5A mới, mở rộng và cập nhật hơn để phản ánh đầy đủ hơn thực tế hiện nay. Mô hình này bao gồm các giai đoạn tuần tự như sau: Awareness (nhận biết), Appeal (thu hút), Ask (tìm hiểu), Action (hành động) và Advocate (ủng hộ).
 

Marketing 4.0 là gì?
 

2. Dịch chuyển “brand difference” đến “brand personality”

Trước kia, để định vị mình cũng như tạo điểm khác biệt, thương hiệu thường sẽ liên kết với tên, logo và khẩu hiệu. Tuy nhiên, khi chuyển sang kỷ nguyên 4.0 - thời đại mà khách hàng dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn (từ doanh nghiệp, báo chí, mối quan hệ xã hội,...) thì thương hiệu cần được xây dựng dựa trên những yếu tố như sự đồng hành, chia sẻ, hợp tác và sáng tạo. Lúc này, thương hiệu được ví như một "thực thể sống" được hình thành trong nhận thức chung của cộng đồng.

Có thể nói, việc xây dựng brand thời đại 4.0 không chỉ dựa trên định vị và nhận diện bề ngoài mà còn tập trung vào việc "nhân cách hóa" thương hiệu như một cá nhân hoàn chỉnh.

3. Dịch chuyển từ “process of customer service” sang “care partnership”

Trong quan điểm chăm sóc khách hàng trước kia (process of customer service), những đối tượng chưa mua sản phẩm hoặc dịch vụ thường được xem là mục tiêu tiềm năng và chỉ khi họ quyết định mua, họ mới trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm mới trong chiến lược chăm sóc khách hàng cộng tác (care partnership), doanh nghiệp phải đối xử với mọi khách hàng một cách bình đẳng và cùng cung cấp dịch vụ bán hàng như nhau. Điều này không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn mà còn có thể tạo nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ bền vững lâu dài với họ.

4. Ứng dụng big data để vẽ chân dung khách hàng

Một thách thức phải đề cập đến trong kỷ nguyên số là sự đa dạng và phức tạp của các điểm chạm với khách hàng. Nếu bạn không thể "vẽ" chân dung của họ thì bạn sẽ như người mù đi lạc giữa biển khơi và bị buộc phải triển khai các chiến dịch marketing trên nhiều kênh tiếp thị, điều này dẫn đến tăng chi phí marketing nhưng không mang lại hiệu quả cao. Vậy nên để giải quyết thách thức này, bạn cần xác định sản phẩm của mình phù hợp với kênh nào và thời điểm nào. Sau đó, sử dụng Big Data để theo dõi hành vi của khách hàng và xây dựng chân dung của họ, từ đó chọn ra hướng khai thác phù hợp nhất.

5. Xu hướng dịch chuyển từ marketing 4P đến 4C

Mô hình 4P đã xuất hiện từ giai đoạn đầu trong ngành marketing và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường, mô hình này đã dần bộc lộ những hạn chế của nó. Vì vậy, mô hình 4C đã ra đời để đáp ứng tốt hơn với thời đại 4.0, đây là sự kết hợp của 4 yếu tố là Co-creation (đồng sáng tạo), Currency (tiền tệ), Community (cộng đồng) và Conversation (trò chuyện).

6. Dịch chuyển từ “determine market” sang “customer’s decision”

Với phương thức tiếp thị trước kia, doanh nghiệp sẽ tập trung chọn lựa thị trường mục tiêu dựa trên đặc điểm hành vi, nhân khẩu học và tâm lý chung. Sau khi xác định một hoặc vài phân khúc mục tiêu, công ty sẽ thực hiện chiến lược "săn mồi" - một mô hình quan hệ theo chiều dọc giữa người bán và người mua. Lúc này, việc lựa chọn phân khúc là quyết định một chiều từ phía doanh nghiệp mà không có sự đồng ý nào từ với khách hàng. Do đó mà đôi khi người dùng sẽ cảm thấy bị làm phiền khi họ nhìn thấy những nội dung quảng cáo không mong muốn.

Tuy nhiên thì trong marketing thời đại 4.0, khách hàng thường sẽ dàng kết nối với nhau theo chiều ngang thông qua diễn đàn, mạng xã hội và nhiều nền tảng khác. Những cộng đồng này tự tổ chức dựa trên những quy tắc mà các chính thành viên tham gia tự đặt ra (ví dụ như diễn đàn IT, diễn đàn SEO, diễn đàn dành cho các bà mẹ). Trong những cộng đồng này, quyền lực thuộc về khách hàng, cho phép họ từ chối thông tin không mong muốn hay quảng cáo không liên quan mà họ không muốn nhìn thấy.

7. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong thời đại 4.0

Marketing trong thời đại 4.0 đã mở ra cánh cửa cho công nghệ thực tại ảo (VR), cho phép người sử dụng để tương tác với môi trường ảo thông qua các ứng dụng hay phần mềm chuyên dụng. Điều này có nghĩa là tất cả mọi thứ có thể được mô phỏng dễ dàng trên màn hình máy tính hoặc qua kính thực tại ảo, từ đó mang đến cho người xem trải nghiệm như thực sự đang hiện diện trong không gian ảo diệu đó.
 

Marketing trong thời đại 4.0
 

Trên đây là nội dung mà Vnnews 360 đã chia sẻ đến bạn về khái niệm marketing 4.0 là gì và chiến lược marketing hiệu quả trong thời đại 4.0. Hy vọng những thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp của mình sẽ phải đối mặt, từ đó đưa ra các kế hoạch thích nghi phù hợp nhất. Hãy nhớ rằng marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại nên điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành cùng nó để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Nội dung liên quan

Tin tức khác

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Bật mí 9 kỹ năng thuyết phục khách hàng bách phát bách trúng

Thuyết phục khách hàng là kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao tỉ lệ chốt đơn hiệu quả.
Xem tất cả