Nguồn nhân lực là gì? Những đặc điểm của nguồn nhân lực

Con người được coi là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và có sức ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược quản trị của doanh nghiệp. Đây là một nguồn lực đặc biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh và đóng vai trò không thể thiếu trong thành công của một công ty. Do đó, quan tâm và đầu tư vào yếu tố này sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Vậy, nguồn nhân lực là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực trong bài viết dưới đây nhé.
 

Nguồn nhân lực là gì? Những đặc điểm của nguồn nhân lực
 

Nhân lực là gì?

Nếu xét về bản chất thì nhân lực chính là giá trị xuất phát từ khả năng và thể chất của từng cá nhân để họ có thể hoạt động, bao gồm cả trí tuệ, nhân cách lẫn sức mạnh cơ thể. Khả năng này ngày càng tăng dần theo sự phát triển của cơ thể con người. Khi giá trị này đạt mức độ đủ lớn, con người sẽ có đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động, hay còn gọi là có sức lao động. Điều này tạo nên sự khác biệt quan trọng giữa nhân lực và các nguồn lực khác trong doanh nghiệp, như vốn, thiết bị máy móc, công nghệ, và những yếu tố khác.

Nguồn nhân lực là gì?

Theo Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố như kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, năng lực, tính sáng tạo của con người, tất cả đều tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và từng quốc gia. Đây được coi xem là một giá trị bổ sung cùng với các nguồn vốn vật chất khác như tiền tệ, công nghệ hay tài nguyên thiên nhiên.

Nếu xét theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức lực lao động cho quá trình sản xuất xã hội và góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Mặt khác, khái niệm này được hiểu một cách đơn giản là bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng phát triển bình thường.

Tuy nhiên, nếu nhìn theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực chỉ tập trung vào khả năng cống hiến và năng lực tham gia vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Khái niệm này bao gồm các nhóm người thuộc độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào hoạt động sản xuất và đóng góp giá trị cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Đặc điểm của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của mỗi doanh nghiệp. Nhưng điều gì tạo nên sự đặc biệt của con người trong doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm quan trọng của nguồn nhân lực trong nội dung để hiểu rõ hơn nhé.

1. Sức lao động gắn liền với cơ thể sống con người

Để đạt được năng suất làm việc tối đa từ nhân viên, doanh nghiệp hay tổ chức cần chú trọng vào hai vấn đề cốt lõi sau: mức lương hấp dẫn và môi trường làm việc thích hợp.

- Về vấn đề mức lương: bạn cần đảm bảo trả lương đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định để nhân viên có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân và mức sống hằng ngày. Ngoài ra, cần điều chỉnh tăng mức lương theo giai đoạn để đảm bảo rằng nhân viên có đủ tài chính để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống.

- Về môi trường làm việc: nhà quản lý và lãnh đạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ cần nhận thức được những ảnh hưởng của không gian làm việc đến hiệu suất lao động và tinh thần nhân viên. Bên cạnh đó, tạo ra môi trường làm việc nhiệt huyết và sáng tạo sẽ đáp ứng các nhu cầu cần thiết của nhân viên trong quá trình làm việc và và tăng năng suất trong môi trường nhóm.
 

Nguồn nhân lực là gì?
 

2. Sự thay đổi trình độ của người lao động có thể diễn ra theo nhiều hướng

Một đặc điểm quan trọng khác của nguồn nhân lực cần phải đề cập đến là trình độ lao động có thể biến đổi theo nhiều hướng khác nhau. Trong quá trình làm việc, trình độ có thể tăng lên khi nhân viên tích lũy thêm kinh nghiệm và cập nhật kiến thức liên tục. Tuy nhiên, nếu không duy trì và nâng cấp kiến thức, trình độ cũng có thể giảm xuống. Đồng thời, có những trường hợp khả năng của người lao động lại không thay đổi đáng kể sau một thời gian làm việc dài, điều này phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực và kiên trì của mỗi cá nhân trong lĩnh vực công việc.

3. Nhận thức về nguồn nhân lực ngày càng thay đổi

Nhận thức về nguồn nhân lực của các nhà quản trị không hoàn toàn giống nhau và có thể thay đổi theo thời gian, dưới đây là một số cách tiếp cận thường thấy từ trước đến nay:

- Rất nhiều nhà quản trị coi trọng nguồn nhân lực và xem họ là tài sản quý giá của công ty. Họ tôn trọng nhân viên, luôn khuyến khích người lao động cống hiến cho mục tiêu chung và phát huy tối đa tài năng trong công việc.

- Có những nhà quản trị xem nguồn nhân lực như một nguồn tài nguyên, tương tự như các nguồn lực khác. Họ cho rằng công ty có thể tồn tại bằng cách sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, nhưng như vậy sẽ khó có thể nâng cao hiệu suất kinh doanh nếu không đầu tư và phát triển nhân viên.

- Bên cạnh đó, có những người lãnh đạo coi thấp nguồn nhân lực và chỉ xem lao động là một phần thiết yếu trong quy trình sản xuất, họ không đánh giá cao đóng góp của nhân viên nên tập trung chủ yếu vào việc trả lương.

4. Thị trường lao động luôn cạnh tranh

Thị trường lao động là nơi mà người lao động và doanh nghiệp cùng nhau thỏa thuận về việc thuê sức lao động. Thực tế, bên cạnh có nhiều ứng viên muốn tìm cho mình một công việc tốt thì các doanh nghiệp cũng cạnh tranh nhau để lựa chọn nguồn nhân lực phù hợp. Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh trên thị trường lao động càng trở nên mở rộng hơn khi người lao động có khả năng di chuyển đến các quốc gia khác để tìm kiếm việc làm và các doanh nghiệp cũng có thể tuyển dụng nhân sự từ trên toàn thế giới.
 

Nhân lực là gì?
 

Vai trò của nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chính là những con người tài năng, sáng tạo, có năng lực tham gia vào quá trình sản xuất và quản lý trong tổ chức với tầm quan trọng như sau:

Vai trò của nhân lực đối với các doanh nghiệp, tổ chức

Nguồn nhân lực là tài nguyên vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao các nhà quản trị luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Sức lực và trí tuệ của con người đóng một vai trò quan trọng như sau:

- Đóng góp vào sự phát triển của tổ chức: Một kế hoạch nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp tổ chức tăng cường lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Từ việc lựa chọn nhân viên đủ tiêu chuẩn, giao nhiệm vụ sao cho hiệu quả đến việc đào tạo và phát triển nhân tài, đều đóng góp vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

- Mở rộng năng lực cạnh tranh: Trong mô hình kinh tế hiện đại, sức lực và trí tuệ con người đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực và khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường.

- Tạo nên nguồn lực vô tận: Nguồn nhân lực là tài sản vô hạn và có phát triển liên tục không ngừng, đặc biệt trong việc thúc đẩy sáng tạo và đổi mới tổ chức. Hơn nữa, hiểu sâu hơn về tâm lý của con người và xây dựng chiến lược phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất, đồng thời duy trì sự ổn định nguồn nhân lực của công ty, tổ chức.

Sự tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển kinh tế xã hội

Năng lực phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào đa dạng các yếu tố như nguồn nhân lực, tài chính và giá trị vật chất. Trong số đó, con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng và chiếm vị trí trung tâm trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng bởi chỉ có trí tuệ và năng lực của họ mới tạo ra động lực thúc đẩy mọi khía cạnh của sự phát triển. Song song đó, các nguồn lực khác dù cũng giữ vai trò quan trọng nhưng sẽ không thể phát huy được giá trị một cách hiệu quả nếu chưa có sự hỗ trợ của con người.
 

Khái niệm nguồn nhân lực
 

Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà bạn có thể sử dụng khi cần đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của mình:

- Tình hình sức khỏe: Đánh giá các yếu tố liên quan như thể trạng, tuổi thọ trung bình, phân loại sức khỏe, khả năng làm việc cũng như ảnh hưởng của sức khỏe đối với hiệu suất công việc.

- Trình độ văn hóa: Tính đến mức độ học vấn và tri thức của nhân viên, vì trình độ văn hóa có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư hơn vào đào tạo và xây dựng điều kiện thuận lợi để nhân lực tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức mới.

- Trình độ chuyên môn, kỹ thuật: Sự có mặt của người lao động có trình độ chuyên môn cao đóng góp tích cực vào nâng cao chất lượng công việc và cải thiện hiệu quả làm việc. Ví dụ, tiến hành đánh giá tỷ lệ nhân lực có trình độ tay nghề, cao đẳng, đại học hay sau đại học so với nguồn lao động chung trong cả nước. 

- Chỉ số phát triển con người (HDI): Đây là một chỉ số đa chiều đánh giá năng lực của con người dựa trên tri thức, sức khỏe và thu nhập. 

Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu khác định tính về môi trường làm việc của người lao động, chẳng hạn như văn hóa doanh nghiệp, truyền thống yêu nước, văn minh dân tộc, phong tục, tập quán và các yếu tố văn hóa khác, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc cũng như sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức.
 

Nguồn nhân lực
 

Trên đây là nội dung mà Vnnews360 muốn chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm nguồn nhân lực là gì, đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một quốc gia. Hy vọng với thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của người lao động trong thời đại hiện nay, từ đó tận dụng một cách tối đa nguồn lực con người để thúc đẩy và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong quá trình kinh doanh. Nhìn chung, nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của tổ chức, công ty và cả nền kinh tế toàn cầu.

Nội dung liên quan

Tin tức khác

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Hé lộ 9 cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ, dễ bán cho dân buôn

Khám phá 9 cách tìm nguồn hàng sỉ cho dân buôn sẽ giúp bạn nhập được hàng hoá chất lượng với giá phải chăng từ những địa chỉ đáng tin cậy.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu giá rẻ, độc quyền

Sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu độc quyền là cách doanh nghiệp nổi bật trước đối thủ và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.
Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là gì? Chiến lược marketing trong thời đại 4.0

Marketing 4.0 là xu hướng tất yếu của thời đại và điều mà bạn có thể làm là đuổi theo và song hành để không bị tụt hậu so với đối thủ.
SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

SME là gì? Những điều bạn cần biết về doanh nghiệp SME

Bất kì ai cũng không thể phủ nhận, Doanh nghiệp SME đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu là gì? Khái niệm, vai trò và cách xác định

Khách hàng mục tiêu không chỉ là chìa khóa quyết định hiệu quả của chiến lược marketing mà còn mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.  
Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là gì? 12 thủ thuật bán hàng cho dân sale

Thủ thuật bán hàng là tập hợp các chiến lược và kỹ năng thuyết phục khách hàng với mục tiêu chốt đơn và nâng cao hiệu suất bán hàng. 
Xem tất cả